Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học

GD&TĐ -“Bảo tàng Văn học Việt Nam trực thuộc Hội nhà văn Việt Nam là nơi lý tưởng để học sinh, giáo viên, đặc biệt là học sinh THCS, có những hoạt động trải nghiệm sáng tạo phục vụ cho việc học của mình”.

Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học
Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 1Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 2Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 3Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 4Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 5Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 6Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 7Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 8Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 9Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 10Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 11Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 12Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 13Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 14Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 15Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 16Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 17Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 18Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 19Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 20Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 21Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 22Học sinh tìm hiểu hoạt động sáng tạo trong bảo tàng Văn học ảnh 23
Đó là nhận xét của ông Nguyễn Trọng Hoàn – Vụ phó Vụ GD Trung học (Bộ GD&ĐT) sau buổi thăm và làm việc với Bảo tàng Văn học Việt Nam.

Với diện tích rộng hơn 3.000m2, Bảo tàng Văn học Việt Nam gồm những phòng trưng bày chính gồm các nội dung: Tầng 1 là Phòng khánh tiết, trưng bày Văn học Cổ - Trung đại Việt Nam từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19, tổ hợp “Giáo dục – Thi cử - Khoa bảng trong thời kỳ phong kiến”, tổ hợp “Lịch sử Chữ Viết”.

Tầng 2 là trưng bày, giới thiệu “các nhà văn đạt giải thưởng Hồ Chí Minh”, tổ hợp “Không gian văn hóa Xóm Chòi – Nơi hội Văn nghệ đóng trụ sở trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp”.

Tầng 3 là trưng bày, giới thiệu các nhà văn đạt giải thưởng nhà nước”, “các kỳ đại hội của Hội Nhà văn Việt Nam”. Ngoài ra, Bảo tàng còn có phòng trưng bày theo chuyên đề theo không gian khám phá “Sinh hoạt văn hóa nông thôn Việt Nam”.

Bảo tàng Văn học Việt Nam không chỉ là nơi bảo quản, lưu giữ các hiện vật phục vụ cho công tác nghiên cứu về Văn học, mà còn là địa chỉ văn hóa hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, tìm hiểu về lịch sử văn học Việt Nam, các nhà văn Việt Nam và các tác phẩm Văn học.

Sau khi tham quan Bảo tàng, ông Nguyễn Trọng Hoàn cùng các chuyên gia về Văn học và một số giáo viên Văn học của trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, THCS Nguyễn Tri Phương có buổi tọa đàm ngắn với nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam về việc kết nối giữa Bảo tàng và các trường học để các em học sinh có những hoạt động trải nghiệm sáng tạo sau giờ học.

Nhiều giáo viên đã bày tỏ rằng khi giảng bài, muốn giới thiệu cho học sinh cái khung cửi, cách làm giấy dó của người Việt xưa, hay cách phân biệt cái hái và cái liềm,… cho học sinh thành phố là việc hết sức khó khăn. Vì bản thân các em chưa được nhìn thấy những vật dụng đó bao giờ. Việc vào bảo tàng thăm quan giúp học sinh được hiểu, nhìn thấy tận mắt, dễ hình dung hơn trong mỗi giờ học tập trên lớp.

Rất nhiều hình ảnh trong bảo tàng đã tái hiện một cách rõ ràng về hình ảnh không gian văn hóa xưa giúp người xem dễ hình dung, dễ tưởng tượng và không gian sống rõ nét nhất về cuộc sống đời thường của các nhà văn, nhà thơ. Để từ đó, nhiều học sinh cũng như giáo viên hiểu hơn về hoàn cảnh sáng tác của các tác phẩm.

Với hơn 4.000 hiện vật được thu thập, sưu tầm, chọn lọc và trưng bày, bảo tàng đã trung bày được hơn 3.000 hiện vật quý. Đây là sẽ là một không gian sống động dành cho học sinh trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của mình.

Bảo tàng Văn học Việt Nam trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập từ năm 2011. Bảo tàng có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ