Học sinh tiểu học háo hức tự tay gói bánh sừng trâu

GD&TĐ - Hơn 240 học sinh tiểu học Yên Na 1, huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An đã có một buổi thi gói bánh sừng trâu sôi nổi, hào hứng trong chương trình trải nghiệm với chủ đề “Ngày tết quê em”.

Cuộc thi gói bánh sừng trâu trong chương trình “Ngày tết quê em” tại trường Tiểu học Yên Na 1
Cuộc thi gói bánh sừng trâu trong chương trình “Ngày tết quê em” tại trường Tiểu học Yên Na 1

Chiều ngày 24/1, Trường Tiểu học Yên Na 1 đã tổ chức chương trình trải nghiệm với chủ đề “Ngày tết quê em”. Tại đây, các em học sinh đã lần đầu tiên được tự tay mình gói bánh cùng với thầy cô giáo, các bậc phụ huynh.

Theo đó, mỗi lớp sẽ cử ra một đội tham gia thi gói bánh trong thời gian 30 phút. Các nguyên vật liệu như gạo nếp, gia vị, lá dong gói bên ngoài… được chuẩn bị từ trước đó. Để trợ giúp cho các em học sinh, thì phụ huynh và các thầy cô giáo sẽ cùng tham gia, hướng dẫn các em gói bánh đúng kỹ thuật.

Đây là loại bánh đặc trưng của dân tộc Thái
Đây là loại bánh đặc trưng của dân tộc Thái

Trường Tiểu học Yên Na có 246 học sinh là người dân tộc Kinh, Thái, Khơ Mú tại 3 điểm Na Khốm, Cò Pháo, Pu Kẽm. Loại bánh mà nhà trường tổ chức thi gói là bánh sừng trâu, một loại bánh đặc trưng, truyền thống của bà con dân tộc nơi đây.

Sau thời gian hăng say “làm việc”, những chiếc bánh với đã hoàn thành, cho vào nồi và nổi lửa nấu bánh.

Dù sản phẩm có thể chưa hoàn hảo, đẹp mắt, nhưng quan trọng nhất là các em được cùng nhau trải nghiệm. Ngồi ngồi chờ những chiếc bánh đang được nấu trong nồi, nhiều em phấn khởi chia sẻ cảm xúc vui sướng, hồi hộp của mình.

Bánh được làm từ gạo nếp, gia vị, gói trong lá dong
Bánh được làm từ gạo nếp, gia vị, gói trong lá dong

Bên cạnh đó, chương trình “Ngày tết quê em” còn có các tiết mục văn nghệ múa hát mang đậm bản sắc dân tộc của các em học sinh và tổ chức sinh nhật cho những em sinh vào tháng 1.

Thầy Trần Xuân Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Na 1 cho biết: “Tổ chức thi gói bánh trong “Ngày tết quê em”, là một trong nhiều hoạt động trải nghiệm mà nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia.

Nhưng chương trình này đặc biệt hơn là trong thời điểm tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần. Qua việc tự tay mình được gói bánh, chúng tôi muốn tạo ra một không khí vui vẻ, ấm cúng, háo hức cho học sinh, giáo dục các em tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm.

Lần đầu tiên các em được tự tay gói bánh với sự trợ giúp của các cô giáo và phụ huynh
Lần đầu tiên các em được tự tay gói bánh với sự trợ giúp của các cô giáo và phụ huynh

Đồng thời qua sản phẩm đặc trưng là, bánh sừng trâu… nhà trường muốn giáo dục cho các em biết ý nghĩa của ngày tết, truyền thống văn hóa, lịch sử của cộng đồng dân tộc một cách gần gũi, dễ hiểu…

Ngoài thi gói bánh, “Ngày tết quê em” còn có hoạt động múa hát, tổ chức sinh nhật
 Ngoài thi gói bánh, “Ngày tết quê em” còn có hoạt động múa hát, tổ chức sinh nhật

Được biết, ngoài chương trình “Ngày tết quê em”, Trường Tiểu học Yên Na 1 còn huy động giáo viên trích một phần lương, và kêu gọi sự ủng hộ của các phụ huynh, nhà hảo tâm trên địa bàn để tặng quà cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước khi về tết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

215 học sinh khối 5 của Trường Tiểu học Phú Thọ đồng diễn ngày hội toàn thắng. Ảnh: HK.

Vun bồi lòng yêu nước cho trò

GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn TPHCM tổ chức nhiều chương trình nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc.

Gia đình cần chủ động hỗ trợ con tiếp cận với công nghệ. Ảnh minh họa: ITN

Căng thẳng tâm lý ở học sinh

GD&TĐ - Học sinh đang phải đối mặt với hàng loạt áp lực từ đạt điểm cao đến xử lý thông tin đa chiều trên mạng xã hội...

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải và câu chuyện bước ra từ lịch sử.

'Người lính già' kể chuyện sinh tử ở thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng Thiếu tướng Lưu Xuân Cải - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn. Gương mặt cương nghị, giọng nói hào sảng, ở ông toát lên bản lĩnh của người lính “cụ Hồ” từng trải qua chiến trận. Câu chuyện ông kể về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm nào vẫn hiện ra đầy sống động.

Tác giả (thứ 2 bên trái) về dự họp mặt giáo dục truyền thống kháng chiến khu Trung Nam Bộ lần thứ XI. Ảnh: NVCC

Những ngày dạy học ở vùng giải phóng miền Nam

GD&TĐ - Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), tôi đang dạy học ở Quảng Ninh thì được điều động vào vùng giải phóng khu Trung Nam Bộ. Gọi là vùng giải phóng nhưng đó chỉ là những vùng rừng không dân mà chỉ có các cơ quan dân sự và nhiều đơn vị quân sự. Vùng rừng này có chỗ là đất của Campuchia, có chỗ của Việt Nam, lại cũng có chỗ chưa được minh định.

Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), là căn cứ hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Quán biệt động trong lòng Thảo Cầm Viên

GD&TĐ - Ẩn mình giữa những tán cây rậm rạp của Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), quán Nhan Hương đã hoạt động bí mật sát cạnh nhiều cơ quan đầu não của Mỹ trong hơn một thập kỷ và đóng góp vào nhiều chiến thắng quan trọng của Biệt động Sài Gòn.