Học sinh thực hiện dự án bảo vệ môi trường thông qua nghệ thuật

GD&TĐ - Dòng chảy của những dự án cộng đồng là một mạch ngầm không ngừng lan tỏa và tiếp nối dù bạn có là một nghệ sĩ, một công chức hay một em học sinh,..

Những dự án cộng đồng được triển khai bắt nguồn từ nghệ thuật hoặc dùng nghệ thuật để truyền tải thông điệp tốt đẹp, nhân văn đã trở thành một xu hướng trong nhiều năm gần đây. Như dự án "Rừng Việt Nam" của ca sĩ Hà Anh Tuấn - dùng lợi nhuận từ các hoạt động nghệ thuật để liên tục trồng cây gây rừng ở Lâm Đồng, Đà Nẵng và Hà Giang… Hay dự án “Phố bên đồi” do họa sĩ – nhà thiết kế Nguyễn Trung Hiền khởi xướng năm 201, diễn ra thường niên tại Đà Lạt. Mỗi năm, chương trình “Phố bên đồi” được thực hiện tại một địa điểm với không gian độc đáo khác nhau dựa trên các giá trị về văn hoá, lịch sử, kiến trúc… tại TP Đà Lạt.

Bắt nguồn từ các nghệ sĩ trong và ngoài nước, các dự án cộng đồng thông qua nghệ thuật đã lan tỏa đến các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Một trong số đó là dự án Blue Art của em Lê Minh Tuấn, học sinh lớp 11, trường Quốc tế Anh Việt BVIS. Đây là dự án về bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường biển, dành cho các em học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở. Với khả năng của một em học sinh tự đứng ra kêu gọi cộng đồng, thành viên tham gia dự án cùng mình; những điều em làm có thể không lớn lao nhưng tràn ngập tinh thần “Ai cũng có thể tạo ra những điều tốt đẹp”.

“Rác thải nhựa đang hàng ngày hàng giờ tác động tiêu cực lên hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Chương trình “Better School – Cool Ocean” trong dự án Blue Art của chúng em được triển khai tại vùng rừng ngập mặn Thái Thụy, Thái Bình với nhiều hoạt động như trồng rừng ngập mặn, thu gom rác thải. Và ở mỗi nơi dự án Blue Art dừng chân, các bạn trong dự án sẽ cùng các em nhỏ địa phương tạo nên một tác phẩm nghệ thuật từ rác thải để vừa làm đẹp không gian vừa góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường”, em Minh Tuấn hào hứng chia sẻ.

Trong tháng 10 vừa qua, các hoạt động đầu tiên của dự án đã được thực hiện tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thụy Tân, Thái Thụy, Thái Bình. Tại đây, các bạn học sinh tham gia được tìm hiểu về môi trường rừng ngập mặn tại khu vực trồng rừng ngập mặn Thuỵ Trường đồng thời cùng nhau thu gom rác thải trong khu vực trồng rừng. Một lớp học về tái chế rác thải, biến chai nhựa thành đồ dùng cá nhân được tổ chức cho hơn 90 em học sinh tiểu học tại trường TH – THCS Thuỵ Tân do chính ban dự án đứng lớp. Ngoài ra, các bạn còn đến thăm hỏi, tặng quà, động viên các em học sinh hiếu học nhưng có hoàn cảnh khó khăn của trường. Cũng như, góp phần xây dựng tặng nhà trường 1 sân bóng rổ và thành lập CLB bóng rổ dành cho học sinh trường THCS Thụy Tân.

Đặc biệt, theo đúng tinh thần làm đẹp cho cộng đồng thông qua nghệ thuật và bảo vệ môi trường của dự án, chính tay các bạn trong ban dự án đã cùng các học sinh của trường Thụy Tân thực hiện một bức tranh tường trang trí khu vực xung quanh trường Tiểu học. Các bức tranh mang nội dung phong phú về ước mơ nghề nghiệp trong tương lai và các thông điệp vì cộng đồng, khiến không gian ngôi trường thêm sống động.

Khi được hỏi về việc em đã triển khai dự án thế nào, Minh Tuấn khiêm tốn chia sẻ: “Để thực hiện được những hoạt động đầu tiên này, em đã cùng các bạn trong dự án tổ chức kêu gọi chính bạn bè, thầy cô và các bố mẹ tham gia với nhiều hình thức như quyên góp, tài trợ, lên ý tưởng,… Trong tương lai, em hy vọng với sự tích cực tham gia của mọi người thì dự án sẽ có thể vươn xa hơn, tới nhiều vùng đất và tiếp cận được nhiều em nhỏ hơn với những hoạt động, chương trình thú vị, ý nghĩa”.

Trong một thế giới phẳng và đầy biến động, vai trò của mỗi cá nhân đóng góp cho cộng đồng trở nên đầy tính ảnh hưởng. Điều quan trọng hàng đầu chưa phải là các hành động nhỏ bé đó có thể tạo nên sự khác biệt như thế nào mà là tinh thần Dám theo đuổi ước mơ và lý tưởng của mình. Nhất là khi ước mơ đó gắn với các giá trị Chân – Thiện – Mỹ hướng tới cộng đồng đến từ những bạn trẻ như Minh Tuấn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học năm 1945 nhờ công trình về Penicillin: Alexander Fleming, Howard Florey và Ernst Boris Chain (từ trái qua).

Ai là 'cha đẻ' của thuốc kháng sinh?

GD&TĐ - Một sinh viên Y khoa người Pháp tên là Ernest Duchesne đã trình luận án Tiến sĩ mang tính đột phá về sự đối kháng giữa nấm mốc và vi khuẩn.

Beethoven đời thực luôn trong bộ dạng cáu bẳn. Ảnh: Stock.adobe.com.

Nửa... nhiều tật của Beethoven

GD&TĐ - Beethoven là cháu nội của Lodewijk van Beethoven (1712 – 1773), nhạc sĩ tài năng và được kính trọng nhất ở Bonn (Đức).

Ảnh: Quốc Bình.

Bâng khuâng chanh đào

GD&TĐ - Năm nào chẳng thế, cứ độ cuối tháng 8 sang đầu tháng 9 âm lịch là nó lượn vòng chợ tạm dặn mấy bà bán rau lấy giúp vài ba cân để ngâm.

Tạp chí Rolling Stone từng vinh danh Lana Del Rey là 'Nghệ sĩ người Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ 21'.

'Sầu nữ' Lana Del Rey

GD&TĐ - Danh hiệu 'Nữ hoàng của dòng nhạc sadcore' từng thuộc về Cat Power vào năm 2006.

Châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sốt rét. Ảnh: ITN

'Gánh nặng' sốt rét

GD&TĐ - Trong thập kỷ qua, tình trạng kháng thuốc điều trị được coi là mối đe dọa đối với các nỗ lực kiểm soát sốt rét toàn cầu.