Học sinh lớp 10, 11 có nên thử sức thi đánh giá năng lực?

GD&TĐ - Nhiều học sinh lớp 10, lớp 11 mong muốn được dự thi đánh giá năng lực để làm quen với kỳ thi này.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội.

Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội khẳng định, điều này không nên, “học sinh lớp 10, lớp 11 không phải là đối tượng của kỳ thi đánh giá năng lực”.

Đưa lý do, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết: Theo phân bố bài thi đánh giá năng lực, có đến 70% kiến thức thuộc chương trình lớp 12; chỉ 30% nội dung là kiến thức lớp 11. Do đó, các em lớp 11, lớp 10 dự thi sẽ đạt điểm rất thấp, từ đó ảnh hưởng không tốt đến tâm lý.

Nếu muốn được làm quen, các em nên thử sức bằng đề tham khảo mà ĐHQG Hà Nội đã công bố. Nếu đóng tiền để dự thi, trong khi biết chắc kết quả sẽ thấp là không nên”, GS Nguyễn Tiến Thảo đưa lời khuyên.

Bài thi đánh giá năng lực tuyên bố rõ đối tượng dự thi là học sinh đang học gần hoàn thành chương trình lớp 12 hoặc tương đương (vì kỳ thi có đợt tổ chức vào tháng 3, học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 12).

Khi đăng ký dự thi đánh giá năng lực, hệ thống yêu cầu đối tượng dự thi kê khai năm sinh và điểm của 5 học kỳ liên tiếp. Do đó, học sinh lớp 10, 11 không đủ điều kiện đăng ký. Thí sinh kê khai thiếu trung thực, nhà trường có quyền cấm thi, hủy kết quả thi. Điều này đã được cảnh báo.

Cũng theo GS Nguyễn Tiến Thảo, Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội và các đơn vị thuộc ĐHQG Hà Nội không tổ chức ôn luyện, không tổ chức luyện thi HSA dưới bất kỳ hình thức nào. Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội cũng không xuất bản các ấn phẩm, tài liệu luyện thi.

Theo kế hoạch tổ chức thi năm 2024, đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực (HSA 401) đã diễn ra ngày 23 và 24/3. Đợt tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 6-7/4 tới.

Vật dụng được mang vào phòng thi gồm thẻ căn cước, 1 quyển Atlat địa lí Việt Nam (không có thêm bất kỳ ký tự nào khác), 1 máy tính tính đơn giản cầm tay thí sinh được mang vào phòng thi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu, không có chức năng thu phát truyền tin và chỉ thực hiện được các phép tính số học, các phép tính lượng giác và các phép tính đơn giản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.