Học sinh Lào Cai đạt 2 HCĐ cuộc thi Phát minh và Sáng chế công nghệ mới

GD&TĐ - Tại cuộc thi Phát minh và Sáng chế công nghệ, diễn ra tại Ba Lan theo hình thức trực tuyến, 2 dự án của học sinh Trường THPT số 1 Thành phố Lào Cai (Lào Cai) đã vinh dự đạt 2 Huy chương đồng.

Cuộc thi Phát minh và Sáng chế công nghệ mới được tổ chức trực tuyến.
Cuộc thi Phát minh và Sáng chế công nghệ mới được tổ chức trực tuyến.

Thử sức cùng thế giới

Cuộc thi về khoa học kỹ thuật này được tổ chức định kỳ hàng năm dành cho HS, SV, các nhà khoa học gồm 19 lĩnh vực. Tham dự cuộc thi có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 200 dự án dự thi. Việt Nam có 12 dự án.

Mỗi dự án gửi cho Ban tổ chức gồm 3 bài viết khoa học, 2 Poster và 1 Video để minh họa dự án. Cuộc thi có tiêu chí tương tự như cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT của Bộ GD&ĐT. Thể thức thi như cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học được tổ chức tại Hoa Kỳ, nhưng quy mô nhỏ hơn.

Các dự án được chấm qua 2 vòng (vòng sơ khảo và vòng chung khảo) do các nhà khoa học đầu ngành trên thế giới thực hiện. Thời gian chuẩn bị dự án trong vòng 12 tháng, thực hiện báo cáo dự án bằng tiếng Anh, trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh.

Đăng ký dự thi có thể thông qua Viện nghiên cứu, trường Đại học hoặc đăng ký thi tự do theo đơn vị trường của HS đang học. Mỗi dự án có GV  hướng dẫn, nhóm HS dự thi.

Ban tổ chức trao HCV, HCB, HCĐ cho các dự án xuất sắc trong cuộc thi. Dự án đăng ký thi thông qua Viện nghiên cứu, trường Đại học thì chỉ được quảng bá cho Viện nghiên cứu hoặc trường ĐH; dự án thi tự do được các trường THPT trên thế giới tự nguyện đăng ký, dự thi...

HCĐ của nhóm học sinh
HCĐ của nhóm học sinh 

Thành tích tự hào

Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai có 2 dự án đăng ký, nộp hồ sơ tham gia dự thi từ tháng 4/2021 (đăng ký tự do để quảng bá nhà trường, thành phố Lào Cai và đặc biệt tỉnh Lào Cai ra thế giới), được ban tổ chức thẩm định, chấm sơ khảo và được dự thi chung khảo; Kết quả 2 dự án đều đạt huy chương đồng của cuộc thi.

GV hướng dẫn  dự án là Ths Nguyễn Tiến Dũng (hướng dẫn 1), môn Vật lý, hướng dẫn kỹ thuật, thiết kế trưng bày, thử nghiệm dự án, liên hệ chuyên gia trường ĐH Quốc gia Hà Nội tư vấn.

Giáo viên hướng dẫn 2 là Ths Phạm Nguyệt Quế, môn tiếng Anh hướng dẫn viết báo cáo, quảng bá hình ảnh, thuyết trình bằng tiếng Anh, liên hệ chuyên gia thẩm định dự án bằng tiếng Anh, nộp hồ sơ, xác nhận hồ sơ, tư vấn HS các yêu cầu của BTC…

6 HS tham gia 2 dự án gồm Trần Huy Long (11A1), Mai Việt Hoàng (11A1), Tạ Minh Đức (11D2) với dự án “Thiết bị đeo hỗ trợ giảm run tạm thời cho bệnh nhân Parkinson”; Nguyễn Hải Dương (11A1), Nguyễn Tuấn Minh (10A1), Trần Gia Bảo (10D2) với dự án “Rô bốt cứu trợ sử dụng biến trở 10”.

Trong suốt cuộc thi, HS đã xây dựng video quảng bá hình ảnh về những điểm nhấn mạnh của nhà trường, ngành GD&ĐT, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ra thế giới.

Dự án "Thiết bị đeo hỗ trợ giảm run tạm thời cho bệnh nhân Parkinson" được thực nghiệm trên người bệnh. Ảnh: NTCC
Dự án "Thiết bị đeo hỗ trợ giảm run tạm thời cho bệnh nhân Parkinson" được thực nghiệm trên người bệnh. Ảnh: NTCC

Thầy Nguyễn Tiến Dũng – GV hướng dẫn kỹ thuật chia sẻ: Đồng hồ giảm run cho bệnh nhân Parkinson sử dụng mô tơ rung mini. Dự án nhằm giúp bệnh nhân Parkinson ăn, uống và viết dễ dàng hơn bằng một thiết bị tương tự sử dụng mô tơ rung tròn mini và mạch Arduino.

Bệnh nhân Parkinson thường có các triệu chứng như cứng cơ, run tay, vận động chậm gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân như ăn, uống và viết. Thiết bị giúp họ có thể thực hiện các công việc hàng ngày một cách độc lập.

Ngoài ra, nó có thể theo dõi và lưu tần số run của bệnh nhân trên điện thoại và tự động điều chỉnh động cơ cho bệnh nhân. Tất cả những gì bệnh nhân phải làm là nhấn nút để kích hoạt trước khi hoạt động và tắt sau khi sử dụng để tiết kiệm pin.

Thiết bị này đã được thử nghiệm 120 lần với 8 bệnh nhân tuổi từ 40 đến 80 ở giai đoạn 3 và 4 trong các hoạt động bao gồm ăn, uống và viết. Tỷ lệ thành công lần lượt là 88,75%, 91,25% và 85%...

Điểm đổi mới của thiết bị so với nghiên cứu gần đây là có thể đo và lưu lại lịch sử run của bệnh nhân trên điện thoại, tự động điều chỉnh độ rung của thiết bị cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

HCĐ của nhóm học sinh
HCĐ của nhóm học sinh 

Thiết bị được thiết kế để trông giống như một chiếc đồng hồ đeo tay và được tạo thành từ 4 động cơ rung mini, 1 cảm biến rung, 1 mainboard Arduino Pro Micro, 1 Mô-đun Bluetooth HC-05, trình điều khiển động cơ hai kênh LS9110 và pin Lipo.

Ngôn ngữ chương trình Arduino IDE được sử dụng để viết chương trình điều khiển thiết bị. Một ứng dụng cũng được viết để cài đặt trong điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay để đo và lưu mức độ rung của tay bệnh nhân để có thể theo dõi bệnh của bệnh nhân và mức độ rung của thiết bị có thể được điều chỉnh cho phù hợp với bệnh nhân…

Tại cuộc thi Phát minh và Sáng chế công nghệ mới E-Nnovate 2020 tổ chức tại Ba Lan năm học 2020 – 2021, nhóm tác giả: Quách Huyền Thương; Trịnh Đức Vinh; Nguyễn Ngọc Mai Linh – Trường THPT chuyên Lào Cai với đề tài: "Nghiên cứu tác dụng chống oxi hóa, chống ung thư của hỗn hợp chất chiết từ lá cây đu đủ và củ tam thất lên các dòng ung thư biểu mô gan (HepG2) và ung thư phổi (LU)" đã đạt HCV. Năm 2019–2020 nhóm tác giả Lê Trà My; Lê Minh Anh Nhật; Nguyễn Hồng Phúc - Trường THPT chuyên Lào Cai, đề tài: “Chiết tách tổng hợp colagen từ vảy cá và ứng dụng vào điều trị bệnh colesterol trong máu”  đạt  HCV.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.