Học sinh được giảm bớt áp lực học tập

GD&TĐ - Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, thời lượng được sắp xếp hợp l‎ý hơn, số tiết không bị lệch giữa hai khối 8 và 9 cũng như 6 và 7; quy định về môn bắt buộc và môn tự chọn giúp học sinh giảm bớt áp lực học tập…

Học sinh được giảm bớt áp lực học tập

Đó là một trong những ‎ ý kiến nhận định, góp ‎ý cho dự thảo của thầy Nguyễn Anh Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre).

Thống nhất nhiều nội dung trong dự thảo

Nghiên cứu dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, thầy Nguyễn Anh Dũng bày tỏ sự thống nhất với nhiều nội dung. Cụ thể, thống nhất với 5 quan điểm trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông; thống nhất tất cả các môn cũng như các phương pháp, hình thức học tập, cách thức tổ chức lớp học được đưa ra tại dự thảo.

“Tôi cũng hoàn toàn đồng ‎ý với nội dung định hướng về đánh giá kết quả giáo dục, trong đó quy định đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức; việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức. Vấn đề cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cũng hoàn toàn thống nhất với dự thảo” - Thầy Dũng cho hay.

Còn theo thầy Đặng Bữu Truyển - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) - dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có nhiều thay đổi, bám sát hơn Nghị quyết 88 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Chương trình lớp 10 sẽ được coi là lớp dự hướng, giúp học sinh có được sự chuẩn bị để chọn hướng nghề nghiệp hợp lý. Lớp 11 và 12 là giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Ngoài ra, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể định hướng xây dựng các chương trình môn học; định hướng về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là cơ sở phát triển chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. “Tuy nhiên cần giảm các môn học bắt buộc nhất là chương trình khối 10” – Thầy Đặng Bữu Truyển góp ý.

Nhất thiết phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên 

Thầy Đặng Bữu Truyển cho rằng: Việc đổi mới hoạt động dạy học trong trường THPT, trước nhất là lãnh đạo, quản lý, giáo viên phải thật sự nhận thức đúng đắn về sự đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm, phát triển năng lực, kỹ năng, tư duy học sinh phù hợp với quy luật khách quan.

Chất lượng giáo dục phổ thông trước hết phụ thuộc vào năng lực và đạo đức đội ngũ của giáo viên. Do đó, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì chuẩn hóa đội ngũ giáo viên là điều kiện trước nhất.

Theo đề nghị của thầy Truyển, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ cần nghiên cứu, bổ sung biên chế nhân viên quản lý học sinh - Giám thị. Đây là việc rất cần thiết trong yêu cầu giáo dục về đạo đức, nhân cách học sinh hiện nay.

Bên cạnh đó, cần tăng tỉ lệ giáo viên/ lớp, đề nghị mỗi lớp học dao động từ 20 - 30 học sinh và tăng cường các thiết bị dạy học để có điều kiện tổ chức các hoạt động nhóm, trải nghiệm sáng tạo… nhằm phát huy năng lực học sinh.

Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh với 2 hình thức song song: tự luận và trắc nghiệm khách quan theo hướng phát huy năng lực của học sinh; đồng thời cần chú trọng tính thực tiễn trong đời sống sinh hoạt.

Cũng liên quan đến vấn đề giáo viên, thầy Nguyễn Anh Dũng cho rằng: Đã từ lâu chưa có giáo viên tư vấn tâm lý học đường, giai đoạn này có thể bố trí đưa vào các trường, có thể ghép với hoạt động trải nghệm sáng tạo trong nhà trường.

Ngoài ra, trong kế hoạch giáo dục chưa thấy vai trò của Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. Với yêu cầu hoạt động trải nghiệm, đề nghị có thêm 1 Phó Hiệu trưởng đối với các trường có quy mô đặc biệt trên 40 lớp, những trường này cần có 3 Phó Hiệu trưởng.

“Một số góp ý khác muốn gửi tới Bộ GD&ĐT, đó là: Đề nghị môn Mỹ thuật và Âm nhạc được ghép thành môn Nghệ thuật với 2 tiết/tuần là hợp lý. Phần tổ chức quản lý nhà trường, đề nghị nhập phần xây dựng trường đạt chuẩn và kiểm đinh chất lượng giáo dục thành một bộ tiêu chí.

Riêng vấn đề xã hội hóa giáo dục, cần chấn chỉnh thông tư về Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh về cách thức xã hội hóa, quy định về nguồn thu, chi cho hợp lý đảm bảo việc nâng cao chất luộng hoạt động của nhà trường” - Thầy Nguyễn Anh Dũng góp ý thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.