Đây cũng là môn học buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích đánh giá, vận dụng và rút ra bài học bổ ích cho bản thân
Đầu tư giáo án
Thực hiện lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn học, Cô Lê Thị Nhật - Giáo viên Trường THPT Hoằng Hóa 2 (Thanh Hóa) cho rằng, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào môn học chính khoá cho học sinh không khó thực hiện, nhưng cần có cái nhìn mới đối với vai trò của giáo viên và phương pháp giảng dạy
Phương pháp này không làm tăng thêm nội dung môn học mà làm cho tiết học sinh động hơn, dễ hiểu dễ tiếp thu kiến thức, bảo đảm sự liên tục và bền vững cho việc hình thành kỹ năng của học sinh.
Theo cô Lê Thị Nhật, mặc dù ở một số môn học, các họat động ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống được đề cập đến, tuy nhiên do nội dung, phương pháp, cách thức truyền đạt chưa phù hợp với tâm lí của lứa tuổi nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao
Để giúp học sinh có hứng thú học tập, phát hiện ra kĩ năng cần có, người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn học.
Tiếp đó, chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh để các em có khả năng trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận. Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kĩ năng sống cần đạt.
Đồng thời, chuẩn bị một giáo án lồng ghép thật cẩn thận (có nêu ra cụ thể các kỹ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các kỹ thuật dạy học sử dụng trong bài dạy; phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy…)
Tổ chức thực hành kĩ năng sống
Tuỳ theo bài, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động ngay tại lớp với tình huống tương tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu các kỹ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.
Nếu không thể tổ chức thực hành được, giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở cuộc sống thường ngày, ghi chép và nêu cách giải quyết của bản thân để hôm sau trình bày trước lớp cho các bạn nghe và bổ sung chọn cách giải quyết của bản thân để hôm sau trình bày trước lớp cho các bạn nghe và bổ sung chọn cách giải quyết tốt nhất.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống trong từng bài học lịch sử được côLê Thị Nhật thực hiện như sau:
Tiết | Tên bài | Kỹ năng sống cần đạt |
16-17 | Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925 | - Kỹ năng tư duy độc lập - Pháp hiện vấn đề - Phân tích so sánh - Khẳng định rút ra kết luận |
18-19 | Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925- 1930 | - Kĩ năng tư duy độc lập - Kĩ năng làm việc nhóm - Xâu chuỗi các sự kiện - Rút ra ý nghĩa, liên hệ với bản thân |
20-21 | Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 | - Kỹ năng tư duy độc lập - Liên hệ thực tế - Thể hiện sự đồng cảm, nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc |
22 | Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 | - Học sinh tập trình bày báo cáo của mình trước tập thể |
23-24-25 | Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám… | - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Nhận xét đánh giá sự kiện - Liên hệ thực tế bản thân |
26-27 | Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 | - Hiểu biết thực tế - Nâng cao trách nhiệm |
28- 29 | Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống pháp | - Xác định nguyên nhân - Khẳng định đường lối - Nâng cao ý chí đấu tranh |
31 | Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến | - Kỹ năng tư duy độc lập - Phát hiện vấn đề |
32-33 | Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp kết thúc | - Kỹ năng nhận định vấn đề - Suy đoán tình huống - Rút ra kết luận nhận xét |
34 | Ôn tập | - Kỹ năng ghi nhớ - Thống kê, xâu chuỗi tổng hợp |
36-37 | Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc… | - Kỹ năng tư duy phân tích đánh giá tình hình - Xác định nhiệm vụ - Xây dựng và pháp biểu ý kiến |
39- 40- 41 | Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược | - Xác định nhiệm vụ - Tinh thần thái độ, hành động cụ thể |
42-43 | Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam | - Xác định nhiệm vụ - Đánh giá thành quả |
50 | Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 | - Kỹ năng ghi nhớ các sự kiện - Thống kê ,xâu chuỗi các sự kiện - Tổng kết và rút ra bài học cho bản thân |