Học được gì từ các cuộc thi Tranh biện tiếng Anh cho sinh viên?

GD&TĐ - HVNH đã tổ chức các cuộc thi, sân chơi học thuật, nổi bật trong đó là các cuộc thi về tranh biện như “U-Xpress” hay “Speak-up Competition”.

Chung kết cuộc thi U-Xpress 2015: chủ đề “Gender Matters”.
Chung kết cuộc thi U-Xpress 2015: chủ đề “Gender Matters”.

Tranh biện không đơn giản là “cãi để thắng bằng được”

Nhìn bề ngoài, trong các cuộc thi tranh biện, hai bên sẽ bắt buộc phải bảo vệ ý kiến của mình một cách cực đoan: chỉ đúng hoặc chỉ sai. Tuy nhiên, thực ra, người chơi sẽ phải chứng minh mình đúng và đối thủ sai bằng việc đưa ra các diễn giải có cơ sở cùng với minh chứng thuyết phục. Để làm được điều này, các bên tham gia tranh biện phải nắm rất rõ các khái niệm liên quan cũng như phải tìm hiểu rất sâu và có kiến thức rất rộng về chủ đề được đưa ra tranh biện. Thông qua quá trình tổng hợp và phân tích thông tin như vậy, các thí sinh sẽ dần hình thành nên cái nhìn đa chiều và sâu sắc về vấn đề được đưa ra.

Mặt khác, Tranh biện - thực tế là một chuỗi các hành động từ thu thập, phân tích thông tin, tới đánh giá và xây dựng hệ thống minh chứng để cuối cùng đưa ra những kết luận một cách logic và thuyết phục. Bởi vậy, trải qua những cuộc thi tranh biện, là hành trình mà các bạn sinh viên dần trưởng thành, và trang bị cho mình đa dạng các kĩ năng mà điểm nhấn quan trọng nhất là tư duy đa chiều .

Đưa ra các vấn đề “nóng” và không ngại “mở”

Vì đối tượng tham gia là học sinh sinh viên gen Z nên các cuộc thi tranh biện cũng lựa chọn những đề tài được các bạn quan tâm, chứ không bó buộc trong các nội dung học thuật dễ gây nhàm chán. Đối với đặc thù của một trường đại học khối ngành kinh tế, các chủ đề của các cuộc thi tranh biện thường gắn liền sâu sắc tới lĩnh vực này như: các vấn đề về năng lực quản lý tài chính “Fin Wise” hay gần gũi hơn mà cũng rất được quan tâm vì tính trừu tượng về vùng an toàn “Safe Zone” đã được mang lên sân khấu trong những năm qua của U-Xpress - Cuộc thi hùng biện được tổ chức bởi Khoa Ngoại ngữ Học viện Ngân hàng. Cùng với đó, với mong muốn mở rộng cho thế hệ trẻ những tầm nhìn và nhân sinh quan về các vấn đề mang tính toàn cầu, nóng bỏng trong xã hội hiện đại, Viện Đào tạo Quốc tế Học viện Ngân hàng phối hợp cùng Liên hợp quốc (UN) xây dựng những đề tài như “Gender Equality” hay “Sustainable Economic” tại Speak-up Competition. Chính những thảo luận và cách phân tích của các thí sinh tại cuộc chơi đã mở mang cho khán giả rất nhiều về lựa chọn của người trẻ trong các vấn đề nóng của xã hội đương đại.

Chung kết cuộc thi Speak Up và chủ đề tranh biện về Bình đẳng giới

Chung kết cuộc thi Speak Up và chủ đề tranh biện về Bình đẳng giới

Tiếng Anh tạo ra “bộ não” thứ hai

Lý thuyết về việc biết thêm một ngôn ngữ làm thay đổi một con người nghe có vẻ cao siêu nhưng thực ra đã được khoa học chứng minh. Trung khu thần kinh phụ trách ngôn ngữ trong não bộ sẽ thay đổi khi ai đó học và sử dụng một ngôn ngữ khác. Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng khi dùng một ngôn ngữ khác để tư duy và quyết định, mọi việc có thể sẽ khác đi hoàn toàn. Chính vì vậy, bên cạnh những giờ học trên lớp, nơi các em có thể trau dồi cả tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh nghề nghiệp, thì việc sử dụng tiếng Anh để tranh biện là một cách tuyệt vời để “biến đổi” bản thân và khám phá chính mình mà các sinh viên nên rèn luyện.

Trao giải Chung kết cuộc thi Speak Up 2020

Trao giải Chung kết cuộc thi Speak Up 2020

Hơn nữa, trong thời đại số hoá và internet vạn vật, mỗi người hàng ngày phải tiếp xúc với một khối lượng thông tin khổng lồ. Riêng với giới trẻ, bên cạnh những điểm lợi như việc gia tăng kiến thức hay thêm phần giải trí, họ còn phải vật lộn với những hệ quả phát sinh như peer pressure hay mù quáng tin theo tin giả (fake news). Sự hỗn loạn đó sẽ được hạn chế dẹp bỏ nếu bộ lọc thông tin của mỗi người được gọt dũa, hay nói cách khác tư duy phản biện và đầu óc logic được rèn luyện.

Nền tảng để phát triển Năng lực lãnh đạo trong tương lai

Tư duy đa chiều được rèn giũa thông qua các cuộc thi phản biện sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực làm việc mạnh mẽ, và cao hơn, là năng lực lãnh đạo hiệu quả của các em sau này. Nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa phức tạp và cạnh tranh được đòi hỏi cần có khả năng ra quyết định, xử lý những biến số phức tạp và khó lường một cách hiệu quả. Kỹ năng tranh biện giúp người trẻ học được cách tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo, tạo thói quen nhìn nhận vấn đề dưới nhiều chiều đánh giá để từ đó đưa ra những quyết định xử lý chính xác và thuyết phục. Đây là hệ thống kỹ năng, hệ thống giá trị nghề nghiệp vô cùng quan trọng cho những người trẻ, đặc biệt là thế hệ nhân sự mới, những nhà lãnh đạo tiềm năng trong một nền kinh tế đa chiều và đa cực như hiện nay; để giúp các em luôn có được định hướng chính xác, và quan trọng hơn, dám đột phá với những quyết định mà trong đó giá trị cốt lõi của đạo đức nghề nghiệp, của giá trị cộng đồng sẽ luôn được giữ gìn và phát huy.

Chung kết cuộc thi Speak Up 2020: Generation Equality: The future I want

Chung kết cuộc thi Speak Up 2020: Generation Equality: The future I want

Chung kết cuộc thi U-Xpress 2023-Chủ đề về “Safe Zone”-Vùng an toàn

Chung kết cuộc thi U-Xpress 2023-Chủ đề về “Safe Zone”-Vùng an toàn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.