Cuộc đời của vị hoàng đế chung thủy nhất Trung Hoa
Minh Hiếu Tông (1470 – 1505), tên thật là Chu Hựu Đường, là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Minh, với nhiều công lao to lớn cải cách kinh tế – chính trị, trừ bỏ bè lũ quan lại bất tài và hoạn quan lộng quyền thời trước, khiến cho triều chính hưng thịnh, lòng người hòa hợp.
Dù là cửu ngũ chí tôn nhưng Minh Hiếu Tông chỉ có duy nhất một người vợ là Hiếu Thành Kính hoàng hậu Trương thị. Vốn dĩ một vị hoàng đế có thể sở hữu trăm ngàn mỹ nữ xinh đẹp, thậm chí mỗi đêm sủng hạnh nhiều thê thiếp thế nhưng Minh Hiếu Tông chỉ độc tôn một Hoàng Hậu, đó thực sự là một điều hiếm có.
Đức vua và hoàng hậu sống bên nhau, hạnh phúc như một cặp vợ chồng bình thường.
Một lần, Trương hoàng hậu bị sưng miệng, chính Thiên Tử tối cao đã tự tay bưng nước, truyền thuốc cho bà. Thậm chí, lúc đó đức vua đang nhiễm phong hàn, ngài cũng không dám ho vì sợ làm phiền bà nghỉ ngơi.
Với một người đàn ông bình thường đã là một tấm lòng sáng quý như ngọc, huống hồ là bậc đế vương.
Tuổi thơ cay đắng của bậc đế vươngVua Minh Hiếu Tông và Trương hoàng hậu.
Theo sử sách, bấy giờ Vạn quý phi là người được vua Minh Hiến Tông sủng ái nhất. Oái oăm thay, bà hạ sinh được một vị hoàng tử nhưng chết yểu, từ đó không thể mang thai được nữa.
Vốn bản tính hiểm độc, Vạn quý phi không chỉ lập mưu khiến toàn bộ phi tần vô sinh, mà còn giết tất cả cốt nhục của hàng đế. Chỉ cần phát hiện cung phi nào có hỉ tín, bà lập tức bỏ thuốc độc, ép phá thai, thậm chí còn giết chết người đó, thủ đoạn vô cùng tàn ác.
Thế nhưng, giữa cuộc tranh đoạt tương tàn đó, chỉ có duy nhất một đứa trẻ sống sót, đó là Chu Hựu Đường – tức vua Minh Hiếu Tông sau này. Mẹ ông đã che dấu kỹ càng thân phận của vị vua tương lai trong 5 năm, nhờ sự giúp đỡ của một thái giám thân tín và cả hoàng hậu Hiếu Trinh Thuần.
Chứng kiến con cái mình từ người này đến người nọ đều lìa đời, vua Minh Hiến Tông bắt đầu chú trọng hơn tới những sự việc xảy ra trong cung cấm. Tới khi Hựu Đường xuất hiện sau thời gian dài lẩn trốn, đức vua vui mừng khôn xiết, lập tức chọn làm người kế nhiệm.
Cái chết thương tâm của Mẫu phi
Sau khi Hựu đường lên ngôi Thái tử, Vạn quý phi tức giận, bèn hạ lệnh giết chết Kỷ thục phi. Trước cái chết thương tâm của Mẫu phi Thái tử, các đại thần đều dâng tấu xin được làm sáng tỏ tội ác của Vạn quý phi.
Thế nhưng, Hựu Đường hiểu rõ, nếu tra xét tới cùng, sẽ liên lụy tới cha mình là Hiến Tông, nên đã biểu hiện thái độ khoan dung nhân hậu, truyền chỉ không cho phép nhắc tới chuyện đó nữa, thậm chí còn không trị tội Vạn quý phi và bè đảng. Tấm lòng độ lượng của ngài đã cảm động tới tận trời xanh, được trăm họ ngợi ca.
Vua Minh Hiếu Tông đã chọn cách lấy ân báo oán, dùng từ bi hoá giải hận thù để xây dựng đạo hiếu, mang tính nhân văn cao cả. Đức vua hiểu rõ: Muốn triều đình yên ổn, con cái bình an, người phụ nữ mình yêu được hạnh phúc, tốt nhất không nên tồn tại hậu cung.