Hình ảnh trước lúc chết của tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng

GD&TĐ - Sudan, tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng, gục đầu dưới tay người chăm sóc nó ở khu bảo tồn Kenya trước khi qua đời.

Hình ảnh trước lúc chết của tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng

Cảnh cán bộ bảo vệ động vật hoang dã Zacharia Mutai tạm biệt Sudan, con tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng trên thế giới, khiến nhiều người cảm động, Sun hôm qua đưa tin. Sudan chết không lâu sau khi khoảnh khắc này được ghi lại ở khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya.

Sudan bị thoái hóa cơ và xương do tuổi già. Da nó có nhiều vết thương rộng và chân phải phía sau của nó có một mảng nhiễm trùng sâu. Khi phát hiện con tê giác không thể đứng dậy hôm qua, các nhân viên chăm sóc buộc phải tiêu hủy nó.

Cùng với hai con tê giác cái còn sống, Sudan là một phần trong nỗ lực nhằm cứu phân loài của nó khỏi nguy cơ tuyệt chủng sau hàng thập kỷ bị săn trộm.

Cái chết của Sudan có thể kết thúc sự tồn tại của phân loài, nhưng các nhà khoa học đã thu thập vật liệu di truyền và hy vọng áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tạo thêm nhiều tê giác trắng nữa.

Quần thể tê giác trắng Bắc Phi ở Uganda, Cộng hòa Trung Phi, Sudan và Chad bị xóa sổ gần như hoàn toàn bởi nạn săn trộm vào những năm 1970 và 1980 do nhu cầu thu mua sừng tê giác làm thuốc Đông y ở châu Á và chuôi dao găm ở Yemen.

Quần thể tê giác trắng Bắc Phi cuối cùng trong tự nhiên gồm 20 - 30 con ở Cộng hòa Dân chủ Congo bị giết chết trong cuộc chiến vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Năm 2008, các nhà nghiên cứu kết luận loài tê giác trắng Bắc Phi tuyệt chủng trong tự nhiên.

Sudan được đặt tên theo đất nước nơi nó chào đời, nay là Nam Sudan. Sudan được nuôi nhốt năm 1973 khi ba tuổi trước khi chuyển đến vườn thú Dvůr Králové ở Cộng hòa Czech. Năm 2009, nó được chuyển về Kenya cùng với một con đực và hai cá thể cái khác là con và cháu của nó tên Najin và Fatu.

Bầy tê giác được nuôi trong khu chuồng rộng 36.422 hecta với lính canh vũ trang 24/7 nhằm ngăn chặn săn trộm. Khu bảo tồn cũng gắn máy phát tín hiệu trên sừng, dựng tháp canh, hàng rào, sử dụng máy bay không người lái và chó tuần tra để bảo vệ chúng. "Tuy nhiên, dù chúng ghép đôi, không có ca mang thai nào thành công", đại diện khu bảo tồn cho biết.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.