“Hiệu ứng ngược” trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

GD&TĐ - Liệu cuộc chiến thương mại có thể hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc? Câu trả lời chưa chắc đã như nhiều người hình dung. Rất có thể, những đòn thương mại mạnh từ phía Mỹ lại là động cơ thúc đẩy sự phát triển của nước này.  

Một nhà máy ở miền Đông Trung Quốc sản xuất thiết bị y tế, một trong những ngành mà chính phủ Trung Quốc muốn thúc đẩy công nghệ phát triển trong nước
Một nhà máy ở miền Đông Trung Quốc sản xuất thiết bị y tế, một trong những ngành mà chính phủ Trung Quốc muốn thúc đẩy công nghệ phát triển trong nước

Đẩy mạnh “tự cung tự cấp”

Công ty Công nghệ quang điện Tô Châu Osaitek là một công ty máy móc gần Thượng Hải, vốn phụ thuộc vào Mỹ trong việc nhập khẩu các bộ phận cần để chế tạo thiết bị đo lường chính xác cho các hãng ô tô và các ngành công nghiệp khác.

Nhưng theo ông Zhongya, kỹ sư trưởng công ty, hiện công ty này đang đẩy nhanh kế hoạch tự sản xuất các bộ phận mà trước đây họ vẫn phải nhập từ Mỹ. Lý do là vì các mức thuế mới trong cuộc đụng độ thương mại Mỹ - Trung đã làm các bộ phận do Mỹ sản xuất trở nên quá đắt đỏ. Công ty của ông Zhongya, với khoảng 100 người, đã có thể chuyển sang sản xuất các bộ phận này tại địa phương, và chính cuộc chiến thương mại đã làm tăng tốc độ chuyển đổi này.

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang áp đặt thuế quan đối với hàng trăm tỷ đô la của hàng hóa của nhau. Các biện pháp này dự kiến sẽ tạo hậu quả nặng nề cho kinh tế của Trung Quốc, vốn dựa nhiều hơn vào xuất khẩu và đang bắt đầu giảm sút trong năm nay.

Thế nhưng, hóa ra cuộc xung đột này lại đang khuyến khích các công ty Trung Quốc và các quan chức chính phủ tiếp tục với những thay đổi mà cuối cùng có thể làm cho nền kinh tế nước này trở nên cạnh tranh hơn và hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Phát triển công nghệ gấp đôi

Khi ngăn chặn các công ty của mình bán các thành phần quan trọng cho nhà sản xuất phần cứng viễn thông Trung Quốc ZTE, để ZTE buộc phải dừng hoạt động, Mỹ đang lợi dụng thế mạnh về sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ của Mỹ. Nhưng tại Trung Quốc, cuộc khủng hoảng của ZTE đã củng cố niềm tin rằng đất nước này cần phải trở nên tự cung tự cấp hơn.

Scott Kennedy, một chuyên gia về nền kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: “Bạn sẽ thấy những nỗ lực có thể tập trung hơn vào sự đổi mới trong nội địa Trung Quốc”. Tuy nhiên, việc phát triển các ngành công nghiệp công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như chất bán dẫn, sẽ khó khăn trong thời gian tới. Đó là bởi vì các công ty Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các chip do Mỹ sản xuất để xây dựng các điện thoại thông minh và mạng di động.

Chiến dịch tích cực của Bắc Kinh để xây dựng các ngành sản xuất tinh vi hơn là một trong những sự bất ngờ cho phía Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Chính quyền Trump đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng các thực hành không công bằng, chẳng hạn như trộm cắp tài sản trí tuệ, để nắm giữ bí mật công nghệ của Mỹ.

Không còn là “thiên đường hàng rẻ”

Mối quan hệ xấu đi với Mỹ có thể khiến Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác về công nghệ tiên tiến với Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel và các nước châu Âu, ông Kennedy nói.

Theo Kenny Liew, một nhà phân tích của Công ty nghiên cứu Fitch Solutions, Bắc Kinh đã đẩy mạnh cải cách trong các lĩnh vực như bảo vệ sở hữu trí tuệ trong những tháng gần đây, khi họ tìm cách khuyến khích phát triển thêm công nghệ trong nước. Ông nhận định: “Chiến tranh thương mại chắc chắn sẽ đẩy nhanh các loại cải cách này”.

20 năm qua, Trung Quốc đã đi một chặng đường dài. Bộ máy xuất khẩu khổng lồ của nước này đã chuyển từ những loại hàng hóa như quần áo và đồ chơi sang điện tử và điện thoại thông minh. “Trung Quốc không còn là nơi rẻ tiền để sản xuất hàng hóa cấp thấp”, ông Xu Bin, Giáo sư kinh tế và tài chính tại Trường Kinh doanh quốc tế châu Âu ở Thượng Hải cho biết.

Có thể nói, các công ty Trung Quốc, vốn rất nhạy cảm với môi trường thay đổi và thuế quan, đã nỗ lực nâng cấp để đứng vững trong cuộc chiến này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.