Tương lai nào cho quan hệ Trung - Mỹ dưới thời Donald Trump?

GD&TĐ - Nếu như trước đây, không ít các phương tiện truyền thông Trung Quốc ra sức chỉ trích Donald Trump thì giờ đây họ đã thay đổi đáng kể giọng điệu của mình, gọi ông là “một người đàn ông có khả năng tăng cường các mối quan hệ song phương”.

Tương lai nào cho quan hệ Trung - Mỹ dưới thời Donald Trump?

Một cái nhìn quá tệ về Trung Quốc

Trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ vừa qua, dưới con mắt của Donald Trump Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau “Nhà nước Hồi giáo” (IS). Ngoài ra, theo quan niệm của Donald Trump, trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh “nham hiểm nhất” của Mỹ. Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh cố tình giảm giá đồng NDT để các nhà sản xuất của họ hưởng lợi trong quan hệ thương mại với Mỹ. Về điều này, Donald Trump gọi Trung Quốc là kẻ “đầu cơ tiền tệ”. Giữa chúng tôi đang có một cuộc chiến tranh thương mại mà người thua trận chính là Mỹ - Donald Trump thừa nhận.

Báo chí Trung Quốc ngay lập tức chỉ trích những quan điểm của Donald Trump. Tờ “Hoàn Cầu Thời báo” cho rằng, sự bùng nổ của nền chính trị phân biệt chủng tộc ở Mỹ không mang lại những điều tốt đẹp, rằng Mussolini và Hitler đã lên nắm quyền bằng con đường dân chủ, rằng đó là “bài học nghiêm trọng đối với nền dân chủ phương Tây”. Thời báo Hoàn Cầu viết vậy, nhưng đa số các phương tiện truyền thông nhà nước cũng như các quan chức chính phủ Trung Quốc không thích bình luận về triển vọng thắng cử của Trump, không tin ông sẽ đắc cử. Theo “Kommersant”, trong suốt quá trình vận động tranh cử, Donald Trump ít đả động đến Trung Quốc từ góc độ chính trị.

Trái với ứng cử viên của đảng Dân chủ, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton, Donald Trump không quan tâm đến nhân quyền, các vấn đề Tây Tạng và Tân Cương, Đài Loan và biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Chỉ có một vài lần Donald Trump đã đề cập hành vi sai trái của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh đang tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. “Một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ (ở biển Đông - ND) sẽ gửi đến Trung Quốc và các nước châu Á khác một tín hiệu rằng Mỹ trở lại và một lần nữa sẵn sàng lãnh đạo thế giới” - Trên trang web của mình, Donald Trump viết.

Có xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

Chỉ 1 ngày trước khi cuộc bầu cử diễn ra, các cố vấn của Donald Trump - Alexander Gray và Peter Navarro đã đăng trên tạp chí Foreign Policy đầy đủ chương trình châu Á của Tổng thống tương lai. Theo các tác giả, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng cả về kinh tế và quân sự vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, “Chiến tranh thương mại” với Trung Quốc nếu tiếp tục sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Việc Mỹ khẳng định điều này có thể như là một nỗ lực của Nhà Trắng để gây áp lực lên Bắc Kinh. Trong năm 2009, Barack Obama đưa ra mức thuế là 25% đến 35% cho nhập khẩu lốp xe từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các công nhân Mỹ không thể chiếm ưu thế từ biện pháp này: Khoảng trống trong thị trường được lấp đầy bởi các nhà cung cấp từ Hàn Quốc và Indonesia. Trung Quốc cũng áp thuế trả đũa lên xe ô tô của Mỹ và thịt gà.

Trong bài xã luận trên “Hoàn Cầu” rằng trong trường hợp Donald Trump không bảo vệ các đơn đặt hàng của Trung Quốc đối với máy bay Boeing sẽ được thay thế bằng các đơn đặt hàng cho Airbus, doanh số bán iPhone và xe hơi của Mỹ sẽ giảm đáng kể, và việc buôn bán đậu tương và ngô của Mỹ sẽ bị ngừng lại.

Qua giọng điệu của Donald Trump với Tập Cận Bình, chiến tranh thương mại không phải là vấn đề được ưu tiên trước hết - Giám đốc Chương trình châu Á của Trung tâm Quốc tế Carnegie Douglas Pal cho biết. Nếu chiến tranh thương mại xảy ra, Trump cũng sẽ chết chìm cùng với nó.

Về chính sách quân sự với Trung Quốc, sau khi chỉ trích chính quyền Obama “mềm yếu”, Donald Trump sẽ phải chứng minh rằng ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán. Trump phải thể hiện là nhà lãnh đạo “cơ bắp” để nhanh chóng phục hồi uy tín của Mỹ trong con mắt của các đồng minh, đặc biệt với “kẻ ly khai” Philippines - Giáo sư Eduardo Araral nhận định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ