Điều đó cho thấy, dự án được công nhận một cách rộng rãi, giúp đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các trường học và nhu cầu học tập của HS”, ông Juraj Bilić, phụ trách các dự án của EU và Tổ chức Nghiên cứu và Học thuật (CARNET) của Croatia nêu nhận xét.
Tiêu chí về sử dụng ICT
Có 151 trường học, hơn 7 nghìn GV và hơn 23 nghìn HS của các trường tiểu học và trung học trên toàn đất nước Croatia đã tham gia Dự án trường học KTS. Sau khi triển khai, dự án sẽ áp dụng cho tất cả các trường học vào năm 2022. Các trường được chọn làm thí điểm sẽ phân bổ trên khắp cả nước để tạo ảnh hưởng đồng đều. Ưu tiên cho những trường yếu kém về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nhằm góp phần cải thiện tình trạng tụt hậu này.
Dự án trường học KTS tập trung tăng cường sử dụng ICT trong giáo dục bậc tiểu học và trung học ở Croatia, bằng cách cung cấp thiết bị ICT và công cụ giáo dục cho các trường học và GV. Giải pháp này giúp nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp của GV, và khả năng học tập của HS.
Nhiệm vụ của trường học KTS là tiếp cận một cách có hệ thống việc sử dụng ICT tại các trường học. Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài việc cung cấp đầy đủ thiết bị và bảo đảm về tốc độ đường truyền, đòi hỏi GV phải có năng lực cao về KTS, thông qua việc không ngừng hỗ trợ và phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV.
Các khái niệm về tổ chức, công nghệ và giáo dục nhằm giới thiệu sử dụng ICT trong quá trình giáo dục của 10% trường học ở Croatia (tổng số 151 trường) dự kiến được thí điểm trong giai đoạn ba năm.
Các trường được trang bị ít nhất một phòng học ICT. GV và HS có thể truy cập vào các thiết bị bao gồm máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị trình chiếu và mạng cục bộ có dây và không dây.
Nguồn nhân lực là một trong những thách thức nội bộ trong giai đoạn thực hiện dự án thí điểm. Nó thu hút phần lớn các nhân viên của tổ chức và yêu cầu tuyển dụng thêm các chuyên gia đã làm việc trong dự án. Theo các chuyên gia của Tổ chức CARNET, các quan điểm khác nhau trong giai đoạn lập kế hoạch dự án sẽ được đưa ra, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng lập kế hoạch, xác định và quản lý rủi ro.
Phạm vi của dự án yêu cầu tổ chức lại trong các bộ phận nhất định và sử dụng các chuyên gia có kiến thức và kỹ năng mà tổ chức còn thiếu.
Được cung cấp đầy đủ trang thiết bị
GV, hiệu trưởng và nhân viên điều hành của trường được cung cấp máy tính bảng hoặc máy tính xách tay, kèm theo tài liệu về KTS, và các dụng cụ và dịch vụ cần thiết cho quá trình giảng dạy. GV các môn như Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM), mỗi người có một máy tính lai (tương tự máy tính KTS), còn GV các môn khác được cấp một máy tính bảng.
Trong quá trình giảng dạy, GV cần bảo đảm việc sử dụng các thiết bị ICT một cách sáng tạo, kết hợp với giáo dục KTS trong các môn học STEM, để có thể tiếp cận vừa giáo dục lẫn kỹ thuật. Việc sử dụng các thiết bị ICT còn giúp GV có cơ hội tham gia tích cực vào việc nâng cao trình độ năng lực KTS, là một phần không thể thiếu trong việc nâng cao tay nghề cho GV.
Tổ chức CARNET cung cấp thêm các phương tiện giáo dục và hỗ trợ rộng rãi cho tất cả các trường học trên trang web, trực tuyến, thông qua bộ phận trợ giúp, bằng cách thành lập 5 trung tâm đào tạo trong khu vực. Một trong những hoạt động của dự án là thành lập một cộng đồng thực hành trực tuyến. Đây là nơi các nhân viên của trường có thể giao lưu và chia sẻ các ví dụ về thực hành tốt trong việc sử dụng ICT, với mục đích thúc đẩy văn hóa học tập
điện tử.
Có một số điển hình tốt từ các trường tham gia vào Dự án thí điểm trường học KTS. Ví dụ, khi học môn Sinh học với sự trợ giúp của các thiết bị đo lường tương tác được mua sắm thông qua dự án. Qua đó, HS tìm hiểu thêm về hệ sinh thái nước bằng cách đo nhiệt độ của tuyết, băng và nước dưới lớp băng trong một con sông đóng băng, từ đó có thể thu thập dữ liệu cho các thí nghiệm khoa học tiếp theo. Không giống như các bài học truyền thống, hình thức giảng dạy này làm cho quá trình học tập trở nên hấp dẫn hơn, và cải thiện động lực học tập của HS, kết nối nội dung của chủ đề với các tình huống cuộc sống hàng ngày.
Còn khi HS thực hiện một áp phích KTS về giải phẫu người, sẽ tích hợp giữa môn Hóa học và Toán học. Có thể sử dụng các công cụ, ứng dụng và kiến thức khác nhau từ Hóa học và Toán học như giải các nhiệm vụ khác nhau, tính toán giá trị calo của thực phẩm và các quá trình sinh hóa trong cơ thể con người. Thông qua hình thức học tập liên môn này, giúp HS phát triển các kỹ năng hợp tác cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề.
Nói chung, việc sử dụng ICT không chỉ nâng cao trình độ sử dụng ICT trong trường học, mà còn cải thiện đáng kể chất lượng giáo dục. Điều này cũng mang lại lợi ích cho đại đa số HS, bằng cách nâng cao năng lực và thúc đẩy việc học hỏi KTS của HS. Ngoài ra, những người không đứng lớp cũng được cung cấp thiết bị ICT, để tiện sử dụng tài liệu trực tuyến liên quan đến
dự án.
Cải thiện công tác quản lý và giao tiếp
Thông qua các trường học KTS, mức độ tiếp thu về công nghệ của HS cao hơn. Ngoài ra, KTS giúp cho việc quản lý trường học hiệu quả và minh bạch hơn, tối ưu hóa các quy trình học, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch học tập của HS. Về phần nhà trường, mô hình này cũng giúp cho nhà trường liên lạc và trao đổi thông tin với phụ huynh, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý giáo dục nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tổng đầu tư cho Dự án “trường học KTS” trong dự án thử nghiệm là 40.000.000 EUR (gần 11.000 tỷ đồng), trong đó Quỹ Phát triển Khu vực châu Âu của EU đóng góp hơn một nửa thông qua tổ chức “Năng lực cạnh tranh và Liên kết” cho giai đoạn từ 2014 - 2020.