Hiệu quả chống miệt thị ngoại hình trong trường học ở Bắc Giang

GD&TĐ - Trường học ở Bắc Giang tích cực đẩy lùi hiện tượng miệt thị ngoại hình ra khỏi học đường bằng công tác tuyên truyền, việc làm thiết thực.

Tuyên truyền về tác hại của "miệt thị ngoại hình” tại trường THCS Song Mai.
Tuyên truyền về tác hại của "miệt thị ngoại hình” tại trường THCS Song Mai.

Chiều 3/12, thầy Nguyễn Văn Bắc - Phó Hiệu trưởng trường THCS Song Mai (TP Bắc Giang) cho biết, nhà trường vừa tổ chức buổi ngoại khóa tuyên truyền tác hại của hiện tượng miệt thị ngoại hình và phương pháp phòng tránh cho học sinh.

Theo thầy Bắc, nhận thức được tác hại của hiện tượng miệt thị ngoại hình, nhà trường tổ chức tuyên truyền đến từng học sinh để các em nhận thức được tác hại của hành động này. Qua đó góp phần làm cho môi trường giáo dục trở nên lành mạnh và bình đẳng hơn, giúp học sinh phát triển toàn diện.

Miệt thị ngoại hình thuật ngữ khoa học gọi là “Body Shaming”. Đây là một hiện tượng khá phổ biến xuất hiện khá nhiều trong đời sống học đường. Giới khoa học tâm lí đã bắt có những nghiên cứu bước đầu về hiện tượng này. Xuất phát từ hành động chê bai miệt thị ngoại hình của những người có ngoại hình thiệt thòi dẫn đến những hành động gây tổn hại những người khác. Tác hại của hành động này dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Trước đó, nhóm học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang) đã thực hiện một dự án khoa học nhằm nâng cao nhận thức và đẩy lùi hành động này, tiến tới loại bỏ ra khỏi đời sống học đường.

Cô Hoàng Thị Thủy - giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn, người trực tiếp tham gia hướng dẫn khoa học của nhóm học sinh cho biết, các em đã thu thập thông tin, tiến hành khảo sát và phân tích những tác hại từ đó xây dựng những hành động. Cụ thể, dự án tập trung tuyên truyền về tác hại, nâng cao nhận thức phòng tránh miệt thị ngoại hình. Đồng thời, dự án giúp đỡ các bạn thiệt thòi hay tự ti về ngoại hình.

"Kết quả bước đầu thu được tại trường THCS Lê Quý Đôn rất khả quan. Từ ban đầu tỷ lệ xuất hiện của hiện tượng này trong nhà trường chiếm khoảng 20% tỷ lệ học sinh, giảm xuống còn 5% sau khi thực hiện dự án...", cô Thủy chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ