Hiểu đúng về việc dùng hạt sen chữa mất ngủ

Hạt sen từ lâu là thức ăn và cũng là những vị thuốc quý được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời. Nhiều người cho rằng ăn hạt sen chữa mất ngủ nhưng thực tế nếu dùng không đúng cách sẽ không có hiệu quả.

Hiểu đúng về việc dùng hạt sen chữa mất ngủ

Sen là cây thuốc quý đã được biết đến từ lâu, tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Trong đó, hạt sen cũng được nghiên cứu và có nhiều tác dụng khác nhau.

Những năm gần đây, các nhà thực vật học đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng trong hạt sen có chất kiềm, glucôxit thơm có tác dụng an thần. Sau khi ăn hạt sen, tuyến tụy tiết ra chất insulin làm người ta dễ ngủ hơn.

BS Trịnh Xuân Trường – Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Á, cho biết, hạt sen (còn gọi là Liên nhục, Liên tử) có vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ tỳ kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, kém ăn. Hạt sen không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ. Thậm chí nếu dùng không đúng cách thì còn không mang lại hiệu quả.

Trong hạt sen gồm hai thành phần là hạt và tâm sen. Búp trong hạt sen được gọi là tâm sen mới là thành phần có tác dụng chữa mất ngủ.

Đông y thường hay dùng kết hợp tâm sen và hạt sen có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện tỳ và chữa chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, an thần.

Nếu trong trường hợp hạt sen đã bỏ đi tâm sen thì sẽ không có tác dụng chữa mất ngủ. Khi đó, hạt sen chỉ có tác dụng kiện tỳ - kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Trong chữa mất ngủ, dùng không tâm sen cũng có tác dụng rất tốt.

BS Trường cho biết thêm, nhiều người lo ngại việc ăn hạt sen liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, hạt sen là một vị thuốc nên sẽ không ảnh hưởng nhiều khi chúng ta ăn liên tục.

Chỉ lưu ý khi dùng hạt sen để có tác dụng chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể và thần kinh thì ta nên kết hợp cả hạt sen và tâm sen. Nên dùng loại hạt sen được sấy khô có giữ nguyên tâm sen.

Còn chỉ bị đau đầu, mất ngủ không thì khuyến cáo dùng riêng tâm sen tốt hơn dùng chung. Hạt sen có tính bình không độc, không có cấm kỵ đặc biệt nhưng trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, táo bón nên hạn chế dùng.

Hieu dung ve viec dung hat sen chua mat ngu - Anh 1

Hạt sen ngoài việc dùng riêng lẻ để đun nước uống hàng ngày cũng có thể dùng phối hợp với các vị thuốc như cam thảo, hoàng tùy… nhằm bồi dưỡng cơ thể. Hạt sen có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g hạt sen tươi có 9,5g protid, 30g glucid, 0,8g xenluloza, cung cấp cho cơ thể được 162 calo.

Ngoài ra còn có nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể: caroten, vitamin B1 (0,17mg%), vitamin B2 (0,09mg%), vitamin PP (1,7mg%), vitamin C (17mg%)... Trong 100g hạt sen khô có 20g protid, 2,4g lipid, 58g glucid, 17,5g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 342 calo, và một số muối khoáng quan trọng (canxi 89mg%, photpho 285mg%, sắt 6,4mg%,v.v...). Từ hạt sen, nhân dân ta đã chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị bồi dưỡng cao như chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, móng giò hầm hạt sen...

Y học cổ truyền cũng như dân gian có những món ăn bài thuốc chữa mất ngủ rất đơn giản, không độc và dễ làm như ăn canh bí đỏ khoai lang, chè hạt sen long nhãn, lá vông nem, nước sắn dây nhãn lồng cũng giúp giảm các chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, lo âu, căng thẳng do làm việc quá sức, suy nhược cơ thể.

Theo các chuyên gia Đông y, tác dụng của hạt sen là có thực xong muốn sử dụng có hiệu quả và đúng bệnh cần có chỉ định của các nhà chuyên môn.

Để có hiệu quả trong việc chữa bệnh mất ngủ, ngoài dùng các vị thuốc thì người mất ngủ cũng cần áp dụng các liệu pháp hỗ trợ phòng chứng khó ngủ như không ăn quá no, không sử dụng các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê… và tập các động tác nhẹ nhàng thư giãn trước khi đi ngủ nhằm tạo tinh thần thoải mái, tránh stress. Trường hợp bị mất ngủ nhiều cần đi khám và bốc thuốc theo đơn

Theo SK&ĐS/MASK online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.