Hiểu biết về đại dương ở thế hệ trẻ đang ở mức thấp đáng lo ngại

GD&TĐ- 75% người trong 3.500 người trả lời khảo sát có bày tỏ quan ngại về sức khỏe đại dương. Tuy nhiên, 47% số đó nghĩ rằng đại dương vẫn mạnh khỏe.

Nhiều cuộc khảo về đại dương cho biết thế hệ trẻ ngày nay càng ít có nhu cầu thực hiện những hành động quan trọng hoặc ít có trách nhiệm tới việc bảo vệ đại dương. (Ảnh: Naja Bertolt Jensen)
Nhiều cuộc khảo về đại dương cho biết thế hệ trẻ ngày nay càng ít có nhu cầu thực hiện những hành động quan trọng hoặc ít có trách nhiệm tới việc bảo vệ đại dương. (Ảnh: Naja Bertolt Jensen)

Một cuộc khảo sát toàn cầu phát hiện rằng có sự khác biệt đáng lo ngại giữa nhận thức của những người trẻ về vai trò quan trọng của đại dương trong biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của các biện pháp cần thiết để bảo vệ đại dương.

Hiện tại phần lớn những người trẻ tuổi quan tâm đến sức khỏe của đại dương - nhưng họ lại đang ưu tiên bảo vệ rừng, cố gắng giảm thiểu mức độ ô nhiễm không khí và giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt.

Thế hệ trẻ đang đặt kỳ vọng cao đối với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương có chính sách, thay đổi tích cực nhưng lại có kỳ vọng thấp đối với nền công nghiệp trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường. Chỉ có 17% số người được hỏi bày tỏ quan điểm muốn các tập đoàn lớn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhiều hơn. Điều này trở thành vấn đề nổi cộm khi xuất hiện sự hiểu lầm về việc ai chịu trách nhiệm về ô nhiễm đại dương.

water-pollution.jpg
(Ảnh minh họa việc ngành công nghiệp đã tác động tới môi trường biển).

Trong báo cáo của Tổ chức sáng kiến ​​sức khỏe đại dương - Back to Blue đã bày tỏ quan điểm đáng lo ngại về trình độ hiểu biết đại dương ở những người từ 18-24 tuổi tại 35 quốc gia.

Nhiều người trẻ “không hiểu được hết đại dương đang bị ảnh hưởng như nào”

Kết quả từ 3.500 người trả lời khảo sát rằng có 75% những người trẻ tuổi có bày tỏ việc lo ngại về tình trạng sức khỏe của đại dương. Tuy nhiên, trong số 75% người lo lắng thì có đến 47% số đó vẫn cho rằng đại dương của chúng ta đang khỏe mạnh và chỉ một số ít nắm bắt được rằng đại dương đang gặp nguy hiểm, cũng như những cách có thể ngăn ngừa tình trạng này

Tại quốc gia như Dominica, Puerto Rico và Philippines lại nằm trong số những quốc gia hàng đầu có số lượng người dân tin rằng sức khỏe của đại dương vẫn tốt, mặc dù họ đang phải vật lộn với ô nhiễm nhựa, suy thoái rạn san hô và mất dần môi trường sống ở biển.

seal-trapped-in-net-1024x574.png
Tác động bởi con người trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài sinh vật biển

Các tác giả của báo cáo cho biết những bằng chứng trên đã chỉ rõ những người trẻ tuổi "không hiểu hết được tình trạng tồi tệ của đại dương chúng ta". Không chỉ dừng lại ở đó, khảo sát còn cho thấy 61% người trẻ bày tỏ quan điểm sẽ ưu tiên các vấn đề khí hậu khác như nạn phá rừng hơn là bảo tồn đại dương.

Điều đáng lo ngại hơn khi quan điểm này được 88% người ở lứa tuổi thanh niên tại Panama chia sẻ - một quốc gia giáp với cả Thái Bình Dương và biển Caribe, nơi đại dương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.

"Thật đáng ngạc nhiên và thật đáng báo động khi chứng kiến rất nhiều người trẻ đánh giá sai về sức khỏe của đại dương. Mức độ hiểu biết thấp về đại dương này có nguy cơ cản trở tiến trình bảo và nguồn tài trợ để bảo vệ đại dương của chúng ta", Peter Thomson - Đặc phái viên về Đại dương của Liên hợp quốc cho biết.

"Chúng ta phải đầu tư vào việc giáo dục thế hệ trẻ về tầm quan trọng của sức khỏe đại dương và cách bảo vệ hệ sinh thái của đại dương cho tương lai”.

Nhiều chuyên gia khẳng định rằng việc tăng cường hiểu biết về đại dương là điều tối quan trọng. Điều này tạo ra một sự thúc đẩy mạnh mẽ khiến con người biết ơn và hiểu được vai trò của đại dương tác động lên cuộc sống loài người về mọi mặt. Nó không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế địa phương thông qua các ngành công nghiệp như nghề cá, du lịch và năng lượng tái tạo mà còn là vùng đệm quan trọng chống lại tác động của biến đổi khí hậu.

"Đại dương là một trong những khu vực dễ bị bỏ qua và thiếu ngân sách đầu tư nhất trong việc đảm bảo tính bền vững toàn cầu, nhưng một khi đại dương có những dấu hiệu suy giảm đáng kể, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy hệ sinh thái biển tác động trực tiếp đến cách chúng ta sống như thế nào", Thomson nói thêm.

“Chúng ta phải nhớ rằng đại dương đang âm thầm đối phó với mực nước biển dâng cao, tình trạng nóng lên toàn cầu và mức độ axit, cũng như các mối đe dọa tiềm tàng không thể đảo ngược đối với sự đa dạng sinh học do hoạt động của con người. Việc chúng ta có thể làm ít nhất là hiểu rõ hơn và ưu tiên cứu lấy nó".

Nâng cao nhận thức của người dân sẽ gây áp lực mạnh mẽ lên các nhà hoạch định chính sách

Báo cáo còn tiếp tục chỉ ra rằng những người trẻ tuổi hiện đang lo ngại về ô nhiễm đại dương trong đó lo ngại ô nhiễm hóa chất chiếm 48%, ô nhiễm rác thải nhựa chiếm 50% thế nhưng họ không biết ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho vấn đề ô nhiễm đó.

Các tác giả cho biết nếu hiểu biết tốt hơn về những mối nguy hiểm mà đại dương phải đối mặt sẽ làm tăng áp lực của công dân và các bên liên quan lên các nhà hoạch định chính sách và các nguồn tài trợ.

"Thật vui mừng khi thấy một số người trẻ hiểu rằng đại dương có thể đóng vai trò trong việc giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu và việc gây tổn hại đến môi trường biển sẽ khiến cho việc giải quyết này trở nên vô cùng khó khăn". Emma McKinley -Chuyên gia, nghiên cứu viên cao cấp về đại dương tại đại học Cardiff cho biết.

Các tác giả của nghiên cứu kêu gọi các nhà giáo dục và nhà hoạch định chính sách sớm cung cấp kiến thức về đại dương vào chương trình giảng dạy ở trường học để "trang bị cho thế hệ tiếp theo kiến ​​thức và công cụ cần thiết để bảo vệ đại dương của chúng ta và giải quyết những thách thức mà họ phải đối mặt".

Với chiều dài bờ biển dài hơn 3.260km, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Việc nâng cao nhận thức người dân về việc bảo vệ môi trường biển sẽ giúp Việt Nam ngày càng phát triển, khẳng định vị thế quốc gia tại khu vực và thế giới.

Theo Euronews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ