Hiến xác để trở thành “bất tử”

GD&TĐ - Một phụ nữ ở Denver, Mỹ đã trở thành người đầu tiên tình nguyện hiến cơ thể của mình sau khi chết để bị cắt thành 27.000 mảnh nhỏ, giúp các nhà khoa học tạo lập hình ảnh kỹ thuật số về cơ thể người, sử dụng trong giảng dạy cho sinh viên y khoa. Đó là bà Sue Potter, một người mẹ có hai con chết vì bệnh viêm phổi vào năm 2015 ở tuổi 87.

Bà Susan Potter được các sinh viên y khoa yêu mến
Bà Susan Potter được các sinh viên y khoa yêu mến

Trong 15 năm, từ ngày cam kết hiến xác cho đến khi qua đời, bà Sue đã ghi lại mọi diễn biến trong đời của mình, mô tả lối sống, cảm giác, sự đau đớn, nhức nhối và nhiều thứ khác nữa để sinh viên có thể hiểu biết rõ về người phụ nữ đằng sau các số liệu y khoa mà họ đang học.

Trong thời gian này, bà yêu cầu được nhìn thấy chiếc cưa sẽ xắt bà ra thành từng miếng mỏng, tủ lạnh nơi bà được bảo quản và rượu polyvinyl sẽ trút lên thi thể của bà. Bà cũng yêu cầu khi tiến hành công đoạn cưa xẻ, âm thanh của nhạc cổ điển phải được phát lên và chung quanh thi thể bà phải được rải hoa hồng.

Câu chuyện của Susan Potter trên tờ National Geographic

Hiện nay, mọi thứ đã hoàn tất, toàn bộ hành trình trong suốt 15 năm của bà đã được đăng trên tạp chí National Geographic và tháng 1/2019, với tựa đề The Future Of Medecine (Tương lai của y học), tiết lộ công việc khó khăn, những cảm xúc và những mối quan hệ đằng sau kỳ tích khoa học này.

Năm 2000, khi nghĩ rằng chỉ còn một năm để sống, bà Susan đọc được một bài báo về Dự án mô phỏng con người và Dự án con người hiện hữu của các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado. Được tài trợ bởi Viện Sức khỏe quốc gia, họ đã ướp và đông lạnh thi thể của một người đàn ông 39 tuổi, chết trong một cuộc xung đột năm 1993, tên là Joseph Paul Jernigan và một phụ nữ 59 tuổi, chết vì suy tim ở Maryland vào năm 1994. Sau đó, họ cắt những thi thể này ra từng miếng nhỏ và số hóa để dạy cho sinh viên y khoa.

Sau khi biết được thông tin này, bà Sue mong muốn trở thành người thứ ba hiến xác vì mục đích trên. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt vì bà là người còn sống đầu tiên tự nguyện hiến cơ thể để trở thành “xác chết bất tử”. Thế nhưng, trước sự ngạc nhiên của mọi người (kể cả Sue), sự sống của bà kéo dài tới 15 năm nữa khiến dự án trở nên tốn kém nhất trong số các dự án nghiên cứu khoa học.

Thật không đơn giản cho trường hợp của Sue. Bà có một thanh titanium ở hông do thay khớp háng, vì vậy các bác sĩ sợ rằng lưỡi cưa sẽ bị hỏng khi xắt thi thể bà. Tuy nhiên, vào thời điểm bà Sue qua đời, kỹ thuật đã có nhiều tiến bộ, một cái cưa tự động đã xẻ tử thi thành từng mảnh mỏng như sợi tóc suốt 24 giờ trong ngày với tốc độ đáng kinh ngạc.

Theo DailyMail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...