Hiếm quốc gia nào mà mỗi tỉnh, thành phố có một dự án như nước ta

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội).
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội).

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho biết: Ngày 10/11/2016, Quốc hội lần đầu tiên thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn. 3 năm là khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ nhìn nhận những kết quả đạt được, những khó khăn thách thức cũng như những vấn đề cần đặt ra.

Một khó khăn được Đại biểu trao đổi là tính dàn trải trong thực hiện kế hoạch đầu tư công. Báo cáo Chính phủ cũng chỉ ra mặc dù đến nay đó là bước tiến mới nhưng cũng là hạn chế lớn cần vượt qua.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỷ đồng, tuy nhiên tương đương với số vốn này thì số dự án của chúng ta không nhỏ: 9.620 dự án.

Hiện nay, ở rất nhiều địa phương, số dự án dở dang, thiếu vốn rất lớn. Đặc biệt đối với nguồn trái phiếu Chính phủ, mỗi tỉnh, thành phố được phân bổ một dự án trong số 260 nghìn tỷ đồng.

So sánh với kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, số lượng dự án trong kế hoạch đầu tư của chúng ta thực sự rất lớn và hiếm quốc gia nào có phương án phân bổ mỗi tỉnh, thành phố có một dự án.

Dẫn kinh nghiệm, đầu tư nhà nước hầu như chỉ đầu tư vào các dự án có tác động lan tỏa, có tính tác động toàn xã hội, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, tại Việt Nam, nếu làm phép chia cơ học, lấy tổng số nguồn lực chia cho các dự án thì thấy rằng, mong muốn có dự án quy mô lớn là rất khó khăn.

Qua thực tế tại các địa phương và nghe ý kiến các đại biểu Quốc hội, theo đại biểu Mai, mong muốn địa phương là chính đáng, nhu cầu là cần thiết.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực còn khó khăn, nợ công còn ở mức cao, bội chi lớn, lãi suất ngày một tăng thì bắt buộc chúng ta phải có sự lựa chọn theo hướng tập trung, tránh tâp trung dàn trải.

"Công bằng là nguyên tắc quan trọng được đề cập đến trong hầu hết các nghị quyết về phân bổ ngân sách, nhưng công bằng không có nghĩa là cào bằng, có trọng tâm không có nghĩa là chỉ một số dự án, một số địa phương được chú trọng, mà thực sự cần có một trật tự ưu tiên phù hợp, cấp thiết tại từng thời điểm, có lộ trình phù hợp, dần hoàn thành bức tranh đầu tư công trên cả nước" - đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Để khắc phục tình trạng này, đại biểu Lưu Mai đưa một số giải pháp:

Thứ nhất, cần kiên quyết thay đổi cách phân bổ nguồn lực, trong đó cần tuân thủ trật tự ưu tiên tại các văn bản pháp luật.

Thứ 2: Việc đề xuất dự án cần có sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong cùng một khu vực vì lợi ích chung, để khắc phục tình trạng có quá nhiều dự án nhỏ lẻ nhưng lại thiếu dự án có quy mô lớn, mang tính lan tỏa vùng miền.

Thứ 3: Chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch. Một quy hoạch kém sẽ cho ra đời dự án dàn trải, thấp hiệu quả.

Thứ 4: Thực hiện nghiêm quy tắc nhà nước chỉ đầu tư ở các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế khác không thể đầu tư, không muốn đầu tư, hay không được phép đầu tư.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.