Hiểm họa vi nhựa trong chuỗi thức ăn đại dương

GD&TĐ - Cá cơm giờ đây đang dần biến mất trong chuỗi thức ăn biển. Hiện thời các nhà khoa học đã xác nhận về một hành vi mới gây rối đến loài cá nhỏ này và có thể tác động lớn đến sức khỏe của con người: cá cơm ăn những miếng nhựa biển nhỏ xíu, rồi sau đó những con cá lớn hơn lại ăn thịt cá cơm, các độc chất trong mớ chất dẻo đã chuyển từ cá sang con người khi tiêu thụ chúng. 

Lọ chứa các vi nhựa dài không quá 5mm được lấy trên bề mặt biển tại Hong Kong
Lọ chứa các vi nhựa dài không quá 5mm được lấy trên bề mặt biển tại Hong Kong

“Canh nhựa” trong đại dương

Cá cơm nhầm tưởng chất dẻo là thức ăn bởi vì nó có mùi thơm như thức ăn của chúng - theo một nghiên cứu mới đăng trên thời báo khoa học Tiến trình của Hiệp hội hoàng gia Bỉ.

Những phát hiện này nằm trong số 2 nghiên cứu mới đánh giá tác động của vi nhựa đối với môi trường biển. Một nghiên cứu khác giải thích cách mà các vi nhựa chuyển xuống đáy biển bởi những sinh vật biển không xương sống, nhỏ xíu, được biết đến dưới cái tên là “Những ấu trùng khổng lồ”.

Vi nhựa được tạo ra khi những mảnh nhựa lớn bị phá nát bởi sóng thủy triều, biến thành những mẩu nhựa nhỏ có kích cỡ bằng hạt gạo với đường kính độ 5mm. Vi nhựa đã biến các đại dương trên thế giới thành thứ mà các nhà khoa học tếu táo gọi là “canh nhựa”, nhưng tác động của chúng đối với hệ sinh thái biển thì khó mà được hiểu một cách đầy đủ.

Một nghiên cứu hồi năm 2015 ước tính rằng số lượng các phân tử nhựa từ năm 2014 đã dao động từ 15 đến 51 ngàn tỉ mẫu, cân nặng khoảng từ 93.000m3 tấn đến 236.000m3 tấn trên các đại dương.

Vẫn còn đó những câu hỏi khác đặt ra, trong số đó là: phải mất bao lâu để nhựa phân hủy hoàn toàn trong đại dương? Chuyện gì xảy ra khi nó tan trong lòng biển? Khoảng 700 sinh vật biển ăn các vi nhựa, nhưng tác động của nó vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện.

Hai mảnh vi nhựa dính trong thiết bị đánh cá được nhìn thấy trên màn hình iPad

Hai mảnh vi nhựa dính trong thiết bị đánh cá được nhìn thấy trên màn hình iPad

Ông Matthew Savoca, một nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trung tâm khoa học nghề cá Tây Nam thuộc Cơ quan hành chính khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) ở Monterey (tiểu bang California), nghiên cứu đề tài về cá cơm, thấy 50 loài cá được cho là đã và đang “đánh chén” các dạng vi nhựa.

Khi nghiên cứu của ông Savoca kết thúc khoảng 2 năm sau đó, thì số lượng loài cá ăn nhựa đã lên tới 100. Ông Savoca phát biểu: “Mối bận tâm về hiện thực này đã bùng nổ toàn diện trong vòng 5 năm qua. Trong mắt cộng đồng, có ý kiến cho rằng tất cả các chất nhựa đều từ những mảnh nhựa lớn mà chúng ta đã thải ra: Bàn chải đánh răng, quẹt lửa, túi nhựa... Hơn 90% chất loại vi nhựa có chiều dài chưa tới 10mm”.

Cá bị lầm

Khi các mảnh nhựa lớn trong đại dương bị phá vỡ, chúng cũng bám vào tảo và tạo ra một thứ mùi hao hao như mùi thức ăn khiến các động vật biển sẵn sàng tiêu thụ vào bụng.

Nghiên cứu về cá cơm của ông Savoca tương tự như nghiên cứu mà ông từng công bố vào năm 2016, nó cho thấy rằng loài chim hải âu cũng nhầm chất thải nhựa là thức ăn do mùi của nó tỏa ra.

Trong nghiên cứu về cá cơm, ông tập trung nghiên cứu về hành vi của chúng. Ông cung cấp “thức ăn” cho các loài cá cơm hoang dã sống ở vịnh Monterey (tiểu bang California) với 2 loại mùi khác nhau, một mùi làm từ mảnh rác nhựa và một mùi làm từ mảnh nhựa sạch.

Con cá cơm ăn các mảnh rác nhựa và thờ ơ với nhựa sạch. Cá cơm là 1 trong số 700 loài động vật biển đang ăn nhựa đại dương, như nghiên cứu đã kết luận.

Ông Savoca chọn cá cơm để nghiên cứu vì vai trò của nó trong chuỗi thức ăn. “Chúng là một liên kết quan trọng trong các hệ sinh thái duyên hải. Cá cơm ăn Krill (loài tép). Nhưng chúng cũng là thức ăn ngon miệng của loài cá voi lưng gù và hải sư, hải cẩu, hải âu và cả con người”, ông giải thích.

Cơ chế bên trong của con ấu trùng khổng lồ, một thành viên của họ Bathochordaeus

Cơ chế bên trong của con ấu trùng khổng lồ, một thành viên của họ Bathochordaeus

Hiểm họa vi nhựa tích tụ ở đáy đại dương

Một bí ẩn khác về các vi nhựa: làm thế nào để nhựa di chuyển qua các hệ sinh thái biển, ngay cả ở những vùng biển hẻo lánh khó đặt chân tới, chẳng hạn như đáy biển sâu và băng biển Bắc Cực.

Bà Kakani Katija của chương trình Thám hiểm Địa Lý Quốc Gia Mỹ đồng thời là một nhà nghiên cứu đại dương tại Hải học viện vịnh Monterey, khám phá ra rằng các vi nhựa được trôi xuống đáy biển sau khi chúng được tiêu thụ bởi nhiều loài động vật biển nhỏ xíu không xương sống, hoặc chúng được ăn bởi các cơ chế sinh vật, chẳng hạn như ấu trùng.

Nghiên cứu này được tiến hành ở vịnh Monterey (tiểu bang California) bằng cách sử dụng các phương tiện điều khiển từ xa để theo dõi làm thế nào mà các ấu trùng có thể thẩm thấu vi nhựa từ nước và tiêu hóa chúng.

Các vi nhựa này sau đó kết tụ lại thành phân hoặc nằm trong phần nhầy chất bài tiết - nơi ấu trùng sống - và chìm nhanh vào đáy biển, mang theo chất nhựa cùng với chúng.

Các nhà khoa học không thể tính toán được có bao nhiêu các vi nhựa chu du trong đại dương theo cách này. Tuy nhiên, sự hiện diện các vi nhựa tại tầng biển sâu là một chỉ dấu sâu xa về mức độ của vấn đề.

Là tác nhân dịch chuyển các vi nhựa, ấu trùng còn là thức ăn của các loài động vật lớn hơn và vì lẽ đó, các vi nhựa cũng lan rộng hơn qua toàn bộ mạng lưới thức ăn biển. Bà Katija nhấn mạnh:

“Chất nhựa thường được nghĩ là nổi lên trên mặt nước. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã cho thấy chất thải nhựa đang tích tụ trong các lớp trầm tích ở đáy biển. Làm thế nào chất thải nhựa “mò” tới đó? Làm thế nào các chất thải nhựa lại di chuyển thần tốc xuống đáy đại dương?

Khi các sinh vật ăn ấu trùng thì phân thải và chất bài tiết nhầy của chúng cùng những “thiên đường chất thải” khác có chất vi nhựa (và những hóa chất khác) có thể chui sâu vào mạng lưới thức ăn đại dương và sau đó sẽ trở lại trên đĩa ăn của chúng ta”.

Nhà nghiên cứu khoa học đại dương Kakani Katij
Nhà nghiên cứu khoa học đại dương Kakani Katij
Theo National Geographic

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.