Một nhà nghiên cứu người Mỹ đã phát hiện hàm răng cá mập tiền sử khổng lồ và đưa ra bán đấu giá tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thiên nhiên thế giới ở Mỹ, thu hút sự tò mò của người xem. Hàm răng khổng lồ này có tất cả 182 răng hóa thạch, nhiều răng dài đến 17 - 18cm.
Hàm răng cá mập rộng 16m, chiều ngang 2,7 m, nặng 100 tấn. Các nhà khoa học xác định, con cá này chết cách đây 1,5 triệu năm. Loài cá mập có tên Megalodon, được đánh giá là chúa tể đại dương, thường sống ở sâu dưới đáy biển.
Nhà nghiên cứu người Mỹ Vito Bertucci đã mất gần 20 năm chinh chiến dưới đáy đại dương mới thu thập được bốn mảnh ghép của hàm răng cá mập này. Ông tìm thấy hàm cuối cùng tại miền nam Carolina, Mỹ.
Ông David Herkowitz - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thiên nhiên cho biết : “Đây là loài cá mập khổng lồ mà chúng tôi từng sưu tập được. Có lẽ, với bộ hàm kích thước khổng lồ như chiếc xe buýt thế này, sẽ thu hút nhiều người săn tìm những hàm răng còn tồn tại nữa dưới đáy biển”.
Đối với động vật có xương sống, cá mập và cá heo là 2 loài đứng đầu danh sách về số lượng răng của chúng. Có những loài cá mập có khoảng 60 răng bao gồm răng ở hàm trên và hàm dưới. Còn ở người, số lượng răng trung bình là từ 28 đến 32 chiếc.
Ở cá mập trắng, số lượng răng của chúng lên đến một con số đáng ngạc nhiên, gấp 50 lần những loài cá mập khác. Chúng có tới 3.000 răng hình tam giác, răng cưa và rất sắc, khoảng 7,5 cm, mọc ở hai hàm và hơi nghiêng vào trong. Hàm răng của chúng có thể tạo nên một lực khoảng ba tấn lên mỗi cm2 cho mỗi lần cắn.
Tuy nhiên, một con cá mập có thể mất khoảng 30.000 chiếc răng trong suốt vòng đời của nó. Mỗi khi nó rụng một chiếc răng, một chiếc răng khác sẽ mọc lên thay thế. Vì khi săn mồi, cá mập trắng thường tạo ra một cú va chạm rất mạnh giữa nó và con mồi nên không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thường tìm thấy răng của chúng dưới đáy biển.