Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã có Quyết định số 98/QĐ-UBND, ngày 23/1/2008, cho phép Công ty Cổ phần Công nghiệp Molybden Điện Biên khai thác mỏ vàng tại điểm mỏ bản Háng Trợ. Tuy nhiên đến cuối năm 2016, Công ty Cổ phần Công nghiệp Molybden tuyên bố phá sản và UBND tỉnh đã có Quyết định số 578/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản vàng tại mỏ vàng Háng Trợ.
Từ đó đến nay, việc quản lý tài nguyên khoáng sản của chính quyền địa phương nơi đây không được chặt chẽ, tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra thường xuyên. Cả một vùng diện tích đồi núi rộng tới hơn 20 ha vẫn ngày đêm bị cày xới, đào, đãi, dẫn đến thảm cảnh hoang tàn đồi núi, môi trường bị tàn phá, nguồn nước bị ô nhiễm... và nghiêm trọng hơn, việc khai thác vàng trái phép đang từng ngày, từng giờ đe dọa mạng sống của những "phu vàng" đến đây khai thác.
Khung cảnh hoang tàn tại mỏ vàng Háng Trợ.
Những vách núi dựng đứng bị sạt lở, nứt toác tại mỏ vàng Háng Trợ.
Một điểm khai thác vàng trái phép tại mỏ vàng Háng Trợ.
Khai thác vàng trái phép làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
"Phu vàng" dùng nước phun để rửa trôi bùn đất bám trên những viên đá.
"Phu vàng" dùng nước phun để rửa trôi bùn đất bám trên những viên đá nghi có vàng.
Khai thác vàng trái phép ở bản Háng Trợ dẫn đến việc phá hủy môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
Một "phu vàng" đào được viên đá nghi có vàng tại mỏ vàng Háng Trợ.
Một căn hầm khai thác vàng được "phu vàng" đào ngay trên vách núi tiềm ẩn nguy cơ bị đất đá sạt lở vùi lấp nguy hiểm đến tính mạng.
Để đào được những viên đá nghi có vàng, các "phu vàng" phải chui vào khe núi nhỏ chỉ vừa một người.
Việc khai thác vàng trái phép dẫn đến tình trạng phá vỡ kết cấu của nền đất đá, khiến bùn đất từ trên cao đổ xuống mỗi khi có mưa lớn.
Một "phu vàng" đang dùng búa đập vỡ những viên đá nghi có vàng trên các vách núi.
Khai thác tại vàng trong khe núi hẹp và dựng đứng luôn tiềm ẩn hiểm họa đá rơi gây tai nạn bất cứ lúc nào.