Hiểm họa băng vĩnh cửu tan chảy

GD&TĐ - Nhiệt độ Bắc Cực tiếp tục tăng mạnh trong thời gian gần đây, khiến vùng đất băng giá vĩnh cửu đang tan chảy với một tốc độ đáng báo động. Tuy nhiên, đây không phải là thứ duy nhất đang tan chảy tại Bắc Cực.  

Băng vĩnh cửu tan chảy nhả ra lượng lớn khí CO2 khiến môi trường sống bị đe dọa
Băng vĩnh cửu tan chảy nhả ra lượng lớn khí CO2 khiến môi trường sống bị đe dọa

Lớp đá nằm dưới băng cũng đang dần bị phân hủy bởi tính axit trong nước băng tan. Theo một nghiên cứu mới đây, bể axit đang trong quá trình hình thành này sẽ có thể gây ra tác động ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.

Băng vĩnh cửu rất giàu khoáng chất và chúng được giải phóng khi băng tan chảy. Trong tình trạng này, các nhà khoa học cho biết, chúng trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng phong hóa hóa học - hiện tượng phân hủy của đá thông qua các phản ứng hóa học.

Họ điều tra các khu vực từng được bao phủ bởi băng giá vĩnh cửu tại phía Tây Bắc Cực Canada để tìm ra manh mối về sự phong hóa gây ra bởi axit sulfuric - sản sinh từ các khoáng chất sunfua được giải phóng khi băng tan.

Một loại xói mòn hóa học khác cũng xảy ra trong tự nhiên là sự xói mòn gây ra bởi axit cacbonic và chúng cũng phân hủy đá Bắc Cực. Tuy hiện tượng phong hóa gây ra bởi axit cacbonic giữ khí CO2 lại ở đúng vị trí phân hủy, phong hóa gây ra bởi axit sulfuric thải chúng vào khí quyển với một số lượng lớn mà chúng ta chưa bao giờ tính đến, theo những gì các nhà khoa học ghi lại trong nghiên cứu.

Những thay đổi đáng kể về khí hậu tại Bắc Cực đã và đang diễn ra với tốc độ nóng lên gấp đôi bất cứ địa điểm nào khác trên Trái đất. Khối băng biển đang nhanh chóng thu nhỏ lại, giảm lớp phản xạ nhiệt trên mặt biển và đẩy nhanh sự tăng nhiệt độ của đại dương. Và gấu Bắc Cực, loài sinh vật phụ thuộc vào lớp băng biển để làm thịt hải cẩu đang dần mất đi bãi săn của chúng và khó có thể tồn tại hơn.

Trong đất liền, băng vĩnh cửu tan đang định hình ra những khung cảnh mới thông qua một quá trình gọi là thermokarst - 1 thuật ngữ dành cho sự xói mòn địa chất xảy ra khi băng tan có nguồn gốc từ Nga, theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết.

Thermokarst tạo ra các địa hình mới như hồ, hố và hố không đáy và trước đây không ai biết được rằng quá trình này ảnh hưởng tới sự phong hóa các khoáng chất hở khỏi lớp băng ra sao hay ảnh hưởng tới sự giải phóng CO2 vào khí quyển như thế nào, theo như nghiên cứu trích dẫn.

Quá trình này có thể tác động tới phản hồi hai chiều giữa CO2 trong băng vĩnh cửu và khí hậu, nhưng lại ít được quan tâm đến.

Qua các niên đại địa chất, sự phong hóa gây ra bởi axit cacbonic có thể giúp điều hòa khí hậu bằng cách giữ CO2 lại và hạn chế sự chuyển đổi vào khí quyển của chúng. Nhưng các nhà khoa học phát hiện ra thermokarst xảy ra tại các khu vực giàu sunfua thúc đẩy sự sản sinh của axit sulfuric thay vì axit cacbonic và qua đó thải CO2 vào khí quyển.

Trong một bài báo trước đây của LiveScience, các nhà khoa học ước tính có khoảng 1.400 tỷ tấn cacbon được chôn trong lớp băng vĩnh cửu và hoạt động tan băng cùng với sự nóng lên của Trái đất tại các khu vực giàu sunfua sẽ tiếp tục giải phóng thêm nhiều CO2 khỏi lăng mộ băng giá của nó. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa thể biết được hoạt động này sẽ trở nên cân bằng thế nào với các khu vực băng vĩnh cửu vẫn đang sản sinh axit trói buộc CO2.

Theo LiveScience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.