Hiểm họa ăn hàu được nuôi theo cách nguy hiểm

Sự việc người dân sử dụng tấm lợp fibrociment để nuôi hàu chứa nhiều hiểm họa với sức khỏe.

Hiểm họa ăn hàu được nuôi theo cách nguy hiểm
Hiểm họa ăn hàu được nuôi theo cách nguy hiểm ảnh 1

Không thể phủ nhận việc ứng dụng và lợi ích từ các sản phẩm của amiang nói chung, tấm lợp fibrociment nói riêng đem lại cho con người trong nông nghiệp, công nghiệp và các mặt đời sống khác của xã hội.

Tuy nhiên, tác hại của amiang và các sản phẩm của chúng đối với sức khỏe của con người và môi trường là một điều rất đáng lo ngại nhất là khi người dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu lại tận dụng tấm lợp fibrociment để nuôi hàu.

Những tấm lợp này được người nuôi cắt thành 6 hoặc 8 mảnh rồi treo thành từng ô và kết thành một bè. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, các cọc fibrociment được thả xuống sông để hàu non bám vào, đến 10 tháng sau mới thu hoạch.

Nhiều người còn tận dùng cả lốp xe phế thải để nuôi hàu.

Fibrociment là vật liệu xây dựng làm bằng ciment trong đó cát được thay thế bằng sợi khoáng silicat và bột amiang, thường dùng để lợp nhà.

Amiang (hay còn gọi là asbestos) là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ có nghĩa là "không thể bị phá hủy".

Nhiều nước trên thế giới đã hạn chế và cấm sử dụng amiang vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như gây hại cho người sử dụng.

Amiang là chất gây ung thư, ước tính gây ra nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi, ung thư trung biểu mô cao ở nhóm người tiếp xúc với Amiang trên 30 năm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nguyên nhân chính gây bệnh của sản phẩm có chứa amiang đối với sức khỏe con người là do tiếp xúc qua đường hô hấp và qua đường tiêu hóa do nguồn nước nhiễm amiang.

Tổ chức này cũng phản đối việc mở rộng sử dụng amiang trong vật liệu xây dựng sau năm 2020.

Theo xếp hạng thì Việt Nam là một trong 10 nước sử dụng nhiều amiang nhất thế giới.

Các nguyên nhân chính gây bệnh của amiang đối với sức khỏe con người là do tiếp xúc thông qua đường hô hấp gây ra bệnh ung thư phổi, ung thư trung biểu mô (mesothalioma), dày màng phổi, mảng màng phổi, vôi hóa màng phổi...

Qua đường tiêu hóa chủ yếu qua nước từ nguồn cung cấp bằng đường ống dẫn nước làm bằng amiang hoặc nước mưa lấy từ mái nhà lợp bằng tấm lợp Fibrociment, lượng sợi amiang trong nước có nơi lên đến hàng triệu sợi/lít nước.

Cuối cùng là qua đường da, đặc biệt là loại sợi chưa qua chế biến được khai thác từ các loại mỏ quặng có thể đâm xuyên qua da dễ dàng gây chai cứng da.

Theo đánh giá của Trung tâm Công nghệ môi trường (Viện Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam), nuôi hàu theo phương pháp sử dụng tấm lợp fibrociment, lốp xe cũ ít tốn kém, nhưng gây hại cho môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Cụ thể, tấm lợp fibrociment và lốp xe cũ khi ở trong môi trường nước sẽ tạo ra lưu huỳnh và nhiều hóa chất độc hại.

Sau sử dụng xong, các tấm lợp được thải loại trực tiếp ra sông và các bến bãi dẫn đến việc bồi lắng đáy sông, tích tụ các cặn bã gây ô nhiễm môi trường và gây tác động trực tiếp đến nguồn nước nuôi trồng thủy sản của người nuôi.

Theo vtc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ