Hệ thống GD phổ thông sau 3 năm thi hành Luật GD 2005 bộc lộ các hạn chế cần được chế tài lại

Hệ thống GD phổ thông sau 3 năm thi hành Luật GD 2005 bộc lộ các hạn chế cần được chế tài lại
Làm quen với chữ cái ở trường mầm non
Làm quen với chữ cái ở trường mầm non

Thực hiện mục tiêu của GD PT quy định tại điều 27 của Luật GD, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT, các Bộ ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành các biện pháp để thực hiện mục tiêu phát triển GD PT. Căn cứ quy định của Luật GD, ngày 01/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/2006/CT-TTg về việc triển khai thực hiện phân ban trung học PT; Bộ GD&ĐT đã ban hành theo quyền hoặc phối hợp với các Bộ liên quan ban hành các văn bản quy định về GD PT như: Chương trình GD PT; sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi HS giỏi lớp 12; Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh trung học PT; Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quy chế thi tốt nghiệp THCS và trung học PT...; ban hành các quy định về Danh mục thiết bị tối thiểu lớp 5, Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 11; Quy định về đánh giá, xếp loại HS THCS và HS trung học PT; Quy định về dạy thêm học thêm; Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học.

Năm học 2006 - 2007 cả nước có 27.595 cơ sở GD PT, tăng 364 cơ sở so với năm học 2005 - 2006 (27.231), trong đó trường tiểu học là 14.839, trường trung học PT là 2.352. Số lượng HS ở cơ sở GD PT là 16.371.049, giảm 380.180 HS so với năm học 2005-2006, trong đó có 7.041.312 HS tiểu học, 6.218.457 HS THCS và 3.111.280 HS trung học PT. Bước sang năm học 2007-2008, cả nước có 27.900 cơ sở GD PT, tăng thêm 305 cơ sở so với năm học 2006-2007, trong đó trường tiểu học là 14.939; trường THCS là 9.768; trường PT có nhiều cấp học và trường trung học PT là 3193. Tổng số HS theo học tại các cơ sở GD PT là 15.800.302 em, giảm thêm 570.747 em so với năm học 2006-2007, trong đó có 6.871.795 HS tiểu học, 5.858.484 HS THCS và 3.070.023 HS trung học PT. So với yêu cầu về quy hoạch mạng lưới cơ sở GD quy định tại điều 17 của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP đặc biệt là 5 nguyên tắc quy hoạch mạng lưới quy định tại khoản 2 điều 17 thì tuy mạng lưới cơ sở GD PT đã phát triển rộng khắp trên cả nước song vẫn còn một số vấn đề cần xem xét, giải quyết, nhất là việc bố trí trường lớp tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Số cơ sở GD không ngừng tăng lên trong khi số HS lại tiếp tục giảm, năm sau giảm nhiều hơn năm trước là một thực tế bất cập về quy mô mạng lưới cơ sở GD PT. Các trường ở vùng cao, vùng sâu vẫn còn thiếu nhiều điều kiện để nâng cao sự nghiệp GD toàn diện.

Tuy có nhiều cố gắng và kết quả bước đầu trong việc thực hiện mục tiêu và yêu cầu về chương trình, nội dung, phương pháp GD PT, song việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp GD PT trong thực tế cũng còn nhiều khó khăn, bất cập. Mặc dù từng năm đều đã rút kinh nghiệm và cải tiến song nhìn chung tiến độ biên soạn sách giáo khoa, chuẩn bị thiết bị dạy học và bồi dưỡng giáo viên còn chưa theo kịp yêu cầu; một bộ phận đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD chưa thực sự đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy. Khó khăn hiện nay trong việc triển khai đổi mới chương trình GD PT là: không đồng bộ và bất cập về trình độ trong đội ngũ giáo viên; chưa kịp thời trong việc cung ứng và thiếu thiết bị dạy học. Sự gắn kết giữa chương trình và sách giáo khoa chưa đạt được kết quả mong muốn.

Theo số liệu thống kê năm học 2006-2007, ở cấp tiểu học có 90 trường tư thục; ở THCS có 49 trường tư thục, chiếm 0,47%; trung học PT có 617 trường tư thục, chiếm 26,2%. Năm học 2006-2007, tổng số HS PT trường tư thục là 1.065.273 em, chiếm 6,55% tổng số HS trong cả nước, trong đó HS tiểu học chiếm 0,54%, THCS chiếm 1,41%, THPT chiếm 30,6%. Năm học 2007-2008, cấp tiểu học có 95 trường tư thục, chiếm 0,63%; cấp THCS có 28 trường tư thục, chiếm 0,28%; PT nhiều cấp học và trung học PT có 656 trường tư thục, chiếm 20,54%. Năm học 2007-2008, tổng số HS PT trường ngoài công lập là 939.756 em, chiếm 5,94% tổng số HS trong cả nước, trong đó HS tiểu học chiếm 0,57%, THCS chiếm 1,16%, THPT chiếm 27,09%. So với năm học 2006-2007, tổng số HS PT ngoài công lập giảm 125.517 em ( ).

GD ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt làm tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, một số văn bản quan trọng nhằm cụ thể hoá Luật GD và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP chậm được ban hành và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Cách gọi tên và hiểu bản chất của trường PT dân tộc nội trú, trường PT dân tộc bán trú nhiều khi không chính xác (Luật không quy định loại hình trường "nội trú dân nuôi", "bán trú dân nuôi" nhưng trong thực tế vẫn sử dụng rất phổ biến).

Bên cạnh đó, các quy định tại Chương VI của Luật GD về nhà trường, gia đình và xã hội chưa được cụ thể hoá, chưa đi vào thực tiễn nên vai trò và trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân nói chung còn mờ nhạt trong việc giúp nhà trường tổ chức các hoạt động GD, nâng cao hiệu quả và chất lượng GD PT...

Nhất Nguyên

Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.