Hay thức giấc vào 3-4 giờ sáng cảnh báo bệnh gì?

GD&TĐ - Nếu thường xuyên thức giấc lúc 3, 4 giờ sáng và không còn buồn ngủ nữa, rất có thể bạn đang gặp 1 trong 5 bệnh này, cần kiểm tra sức khỏe ngay.

Hay thức giấc vào 3-4 giờ sáng cảnh báo bệnh gì?

Tác hại khi thiếu ngủ

Theo Sức khỏe đời sống, nhiều người thường thức giấc đột ngột vào lúc 3-4 giờ sáng, sau đó không thể chìm vào giấc ngủ được thì rất có thể bạn đang gặp một trong số 5 bệnh sau:

Tắc nghẽn kinh mạch gan

Gan là cơ quan chuyển hóa, giải độc và tổng hợp lớn nhất trong cơ thể người. Khi con người ngủ, gan cần duy trì một trạng thái làm việc nhất định để làm sạch và phân hủy các chất độc hại trong cơ thể.

Khi gan “bốc hỏa”, nó sẽ khiến bạn thức dậy trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 3 giờ sáng, vì đây là lúc khí huyết chảy qua kinh mạch gan.

Nóng gan còn dễ gây rối loạn khí huyết, khiến người bệnh tỉnh giấc đột ngột khi ngủ. Ngoài ra, nó có thể kèm theo tức ngực, bứt rứt, khô mắt, chóng mặt và các triệu chứng khác.

Khi gan bị tắc nghẽn, nó sẽ khiến người bệnh hay cáu kỉnh, tâm trạng xấu, dễ trầm cảm. Để điều hòa chức năng gan, bạn cần điều chỉnh cảm xúc, nghe nhạc thư giãn, tập thể thao, đọc sách, xoa bóp, đả thông kinh mạch gan.

Tắc nghẽn kinh mạch phổi

3-5h là thời điểm kinh tuyến phổi hoạt động. Sau khi gan được làm sạch, máu tươi mới sẽ được đưa lên phổi, từ phổi phân phối khắp cơ thể. Lúc này, nếu bạn thường xuyên thức dậy vào khung giờ này, có thể khí huyết lưu thông qua phổi kém hoặc không đủ.

Biểu hiện thường thấy của điều này là người bệnh hay ho, nóng ran, đổ mồ hôi trộm về đêm, tay chân lạnh, khó thở…

Biết cách dưỡng phổi và đả thông kinh mạch phổi rất quan trọng. Bạn có thể thực hiện bài tập như sau: Cẳng tay giơ ngang tự nhiên, gập duỗi khớp khuỷu tay 90 độ, lòng bàn tay hướng lên trên và bàn tay còn lại nắm chặt dọc theo bề mặt lòng bàn tay. Từ khuỷu tay đến cổ tay, gõ mạnh vào cạnh bên của ngón tay út khoảng 5 lần, tập trung ấn và xoa trong 3 phút tại nơi cảm nhận rõ các điểm đau để làm thông suốt kinh mạch phổi.

Bệnh thận

Tiểu đêm nhiều lần chính là một triệu chứng của bệnh thận, đồng thời nó cũng gây ra chứng mất ngủ. Nếu ngày nào bạn cũng thức dậy một cách tự nhiên từ 3h đến 4h sáng kèm triệu chứng phù ở chi dưới của mí mắt, hãy cẩn thận với bệnh thận.

Trầm cảm

Những người bị trầm cảm thường tự nhiên thức dậy lúc 3 hoặc 4 giờ sáng do căng thẳng mãn tính kích thích não bộ và sau đó khó trở lại giấc ngủ. Bạn cần đi khám và điều trị triệu chứng căng thẳng càng sớm càng tốt.

Bước vào thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ khiến nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, gây ra sự khó chịu trong cơ thể, bốc hỏa và mất ngủ có thể xảy ra.

Một số phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh thường dễ tỉnh giấc vào lúc 3-4 giờ sáng và không thể ngủ tiếp được. Điều này sẽ không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn thúc đẩy các rối loạn hệ thần kinh, có khả năng gây ra một loạt các bệnh và đồng thời khiến chị em già đi nhanh chóng. Ở giai đoạn này, chị em nên thực hiện một vài bài tập và kết hợp chế độ ăn để cải thiện giấc ngủ sâu giấc hơn.

Làm gì khi bạn bị tỉnh giấc?

Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ trong chứng mất ngủ - điều khiến mọi người trở nên phấn khích về việc tỉnh táo.

Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ trong chứng mất ngủ - điều khiến mọi người trở nên phấn khích về việc tỉnh táo.

Đừng kiểm tra đồng hồ

“Kiểm tra thời gian khi bạn thức chỉ khiến bạn thêm lo lắng khiến bạn bị “đưa ra ngoài” giấc ngủ. Não bạn sẽ trở nên tỉnh táo và hoạt động trở lại như lúc bạn đang làm việc.

Ngồi im một chỗ

Sau khi bị tỉnh giấc và không ngủ lại được, hãy ra khỏi giường. Tìm một chiếc ghế thoải mái và ngồi im ở đó tập thư giãn đầu óc bằng cách nghe một bản nhạc chẳng hạn. Khi cảm thấy bắt đầu buồn ngủ, hãy trở lại giường, lúc này cơ thể bạn đã sẵn sàng cho một giấc ngủ sâu.

Ở yên trong bóng tối

Đừng bao giờ bật điện thoại, tivi hay bật đèn sáng khi bạn vừa bị tỉnh dậy giữa đêm. Tất cả ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử làm ức chế hormone melatonin thư giãn và ngủ.

Chà đôi tai bạn

Hãy thử làm điều này để kích thích huyệt ngủ nằm ở tai. Sử dụng ngón cái và ngón trỏ chà xát đỉnh tai, nơi có một lỗ lõm gần khuôn mặt.

Thói quen tốt giúp ngủ ngon và sâu

Bổ sung một số chất dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ

Uống một ít mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Uống một ít mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Có những loại thực phẩm giúp thúc đẩy giấc ngủ như sữa và mật ong. Uống một ly sữa hoặc một ít mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của chúng ta.

Đặc biệt với những người thường xuyên bị mất ngủ, những thực phẩm này giúp giải tỏa mệt mỏi về thể chất, giải tỏa căng thẳng bên trong và thúc đẩy não bộ nhanh chóng đi vào trạng thái ngủ rất hiệu quả.

Chải tóc

Trên đỉnh đầu của con người có rất nhiều huyệt đạo. Kiên trì chải tóc trước khi đi ngủ có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trên đầu, giúp chân tóc hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, đồng thời loại bỏ mệt mỏi về thể chất, thư giãn cơ thể và tinh thần, giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh chóng và ngon giấc hơn.

Điều chỉnh thời gian ngủ, làm việc và nghỉ ngơi

Ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày và không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra các triệu chứng như khó tiêu và chướng bụng.

Học cách tự điều chỉnh

Những người thường tự nhiên thức giấc giữa đêm nên học cách tự điều chỉnh, điều này thậm chí còn hiệu quả hơn dùng thuốc và không có tác dụng phụ. Bạn nên học cách giảm căng thẳng trong cuộc sống và thử các sản phẩm trị liệu bằng hương thơm để thúc đẩy giấc ngủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ