Các nhà khoa học đã xem xét 73 phân tích tổng hợp bao gồm 8.601 nghiên cứu.
Họ cho biết việc tiêu thụ nhiều đường dẫn đến nguy cơ cao hơn đáng kể mắc tới 83 ảnh hưởng như đau tim, đột quỵ, ung thư, hen suyễn, tiểu đường, bệnh gút, béo phì, huyết áp cao, sâu răng, trầm cảm, chết sớm…
Các tác giả của nghiên cứu mới nhấn mạnh, mối liên hệ có hại đáng kể giữa việc tiêu thụ đường trong chế độ ăn uống và việc phát hiện 18 kết quả về nội tiết/chuyển hóa, 10 kết quả về tim mạch, 7 kết quả về ung thư và 10 kết quả khác (tâm thần kinh, nha khoa, gan, xương và dị ứng).
Họ tập trung vào các loại đường tự do, được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, được đóng gói dưới dạng đường ăn và các chất làm ngọt khác. Bên cạnh đó là loại đường tự nhiên trong các sản phẩm như siro và mật ong cùng những loại khác.
Các nhà khoa học đề nghị giảm tiêu thụ đường tự do hoặc đường bổ sung xuống dưới 25 g/ngày (khoảng 6 muỗng cà phê/ngày) và hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường xuống dưới một khẩu phần/tuần (khoảng 200-355 ml/tuần) để giảm tác dụng phụ của đường đối với sức khỏe.
Những cảnh báo trên về đường không hoàn toàn mới. Chúng đã được lặp lại trước đây trong các nghiên cứu khác và bởi các chuyên gia y tế khác.
Tuy nhiên, khi nó được nhắc quá thường xuyên, mọi người dường như không để ý nữa.
Đọc nhãn dinh dưỡng và coi chừng đường tiềm ẩn được cho là bước đầu tiên quan trọng trong việc giảm lượng đường.
Ngoài ra, có thể thay thế đồ uống có đường bằng nước ngọt với lát trái cây.