Hậu quả nghiêm trọng từ những cha mẹ “trực thăng”

Hậu quả nghiêm trọng  từ những cha mẹ “trực thăng”

Hậu quả của việc quan tâm con quá mức

Không ít người cho rằng, những đứa trẻ sống trong môi trường được cha mẹ quan tâm quá mức sẽ trở nên hư hỏng và thậm chí là không thể đương đầu với những thử thách trong cuộc sống.

Hàng loạt cuốn sách trên thế giới đã chỉ trích cách nuôi dạy con này của nhiều phụ huynh; đồng thời kêu gọi các cha mẹ hãy dành cho con mình nhiều không gian riêng hơn.

Trước đây, việc quan tâm con quá mức từng được ủng hộ và được coi là giải pháp cho các vấn đề, đặc biệt là xoá tan nỗi sợ hãi mà trẻ phải đối mặt. Tuy nhiên, gần đây, phương pháp giáo dục này được miêu tả là mối đe dọa đối với sự phát triển lành mạnh của người trẻ. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích do luôn muốn giám sát và quan tâm trẻ quá mức.

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Tâm lý học phát triển đã kết luận rằng, trẻ em có cha mẹ “trực thăng” có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về sau và không thể đương đầu với các thách thức trong tương lai, đặc biệt là những vấn đề trong môi trường học đường phức tạp.

Một số người thậm chí đã nhận định rằng, các trường đại học và cao đẳng sẽ phải chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần - tình trạng được gây ra từ một thế hệ cha mẹ luôn sống lo rằng con mình phải đối mặt với nỗi sợ hãi.

Tình trạng nhiều người bày tỏ sự xấu hổ trước cách nuôi dạy con của các phụ huynh “trực thăng” không phải là vấn đề mới lạ. Xấu hổ và đổ lỗi cho phụ huynh từ lâu đã là một chủ đề lặp đi lặp lại trong các bài phát biểu của chuyên gia về nuôi dạy trẻ.

Vào thế kỷ 19, cha mẹ thường xuyên bị cho là không đủ đạo đức và trí tuệ cần thiết để nuôi dạy con. Bên cạnh đó, một số người cũng thường xuyên bị lên án vì trở thành tấm gương xấu cho trẻ.

Tình trạng không đủ khả năng làm cha mẹ được coi là vấn đề liên quan đến việc nuôi dạy những đứa trẻ lo lắng và sợ hãi. Từ cuối thế kỷ 19 trở đi, các chuyên gia khuyến cáo rằng, cha mẹ cần tránh cho con mình tiếp xúc với nỗi sợ hãi.

Những chuyên gia này cũng khẳng định, việc xóa bỏ nỗi sợ hãi của trẻ từ thời thơ ấu là điều cần thiết giúp các con có được hạnh phúc trọn vẹn.

Quan niệm cũ - tránh để trẻ bị sợ hãi

Nhiều nhà tâm lý học và chuyên gia nuôi dạy con từng nhận định, trẻ em có thể sẽ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng nếu không được cách ly khỏi nỗi sợ hãi. Nhà Tâm lý học Granville Stanley Hall đã đổ lỗi cho những bậc cha mẹ không đủ khả năng hoặc vô trách nhiệm - những người không bảo vệ con họ khỏi những hậu quả nguy hiểm của việc trải qua nỗi sợ hãi.

Ông Stanley Hall cũng tin rằng, nỗi sợ hãi mà trẻ em gặp phải thường do cha mẹ gây ra. Lập luận này của ông đã được chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong những thập niên đầu của thế kỷ 20.

Không lâu sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đã miêu tả hành vi và sự thực hành của cha mẹ là một nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần của con trẻ. Một trong số đó là, trẻ em có thể “nắm bắt” được nỗi sợ hãi thông qua việc nhận biết sự lo lắng từ cha mẹ chúng.

“Nỗi sợ là thứ có thể lây lan”, ông John Anderson - tác giả của “Happy Childhood” được xuất bản năm 1933, khẳng định. Cũng theo ông Anderson, bước đầu tiên trong việc kiểm soát và loại bỏ nỗi sợ hãi chính là khả năng duy trì thái độ dũng cảm, mạnh mẽ khi cha mẹ xuất hiện trước con trẻ.

Những lời khuyên này phần lớn đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em khỏi những tình huống có thể khiến chúng sợ hãi. Một cuộc thảo luận về “nỗi sợ hãi của trẻ ở độ tuổi mầm non” đã cảnh báo rằng, ngay cả trẻ em bây giờ cũng đang phải đối mặt với sợ hãi.

Cuộc thảo luận đã kết luận rằng, “sự lo lắng của trẻ em có thể được xoa dịu nhưng không phải bằng sự chế giễu, tức giận hoặc nghiêm khắc”; đồng thời khẳng định, cha mẹ nên bảo đảm rằng, không bao giờ có những hành động khơi gợi lên nỗi sợ hãi ở trẻ nhỏ.

Trong nghiên cứu mang tên “Cách mà nỗi sợ xuất hiện” được thực hiện bởi ông Frank Furedi - Giáo sư xã hội học tại Trường ĐH Kent, tác giả đã nêu ra nhiều câu chuyện đáng sợ được lan truyền, nói về sự nguy hiểm nếu cha mẹ không ngăn cản trẻ tiếp xúc với những trải nghiệm có thể khiến chúng sợ hãi. Những mẩu chuyện này cũng cảnh báo rằng, nỗi sợ có nguy cơ gây ra những vết sẹo tâm lý đi theo suốt đời trẻ.

Từ những năm 1950 - và đặc biệt là từ những năm 1970, những lời khuyên che chở trẻ khỏi nỗi sợ bị biến thành một cảm giác lo lắng đối với hầu hết mọi khía cạnh của thời thơ ấu.

Điều này đã dẫn đến việc, hầu như mọi khía cạnh của sự trải nghiệm ở trẻ đều bị biến thành một câu chuyện đáng sợ. Kết quả của sự lo lắng từ cha mẹ là, họ hạn chế cho con ra ngoài trời và áp đặt chế độ giám sát liên tục đối với cuộc sống của trẻ.

Một trong những hậu quả của việc nuôi dạy con cái bằng sự quan tâm quá mức là, việc cho phép trẻ em chơi mà không bị giám sát hoặc để chúng ở nhà một mình, sẽ bị coi là một dấu hiệu của việc nuôi dạy con vô trách nhiệm.

Tuy nhiên, theo GS Frank Furedi, những nghiên cứu chứng minh mức độ nguy hiểm của cha mẹ “trực thăng” đã không may khiến nhiều phụ huynh bị chỉ trích thậm tệ. GS Frank Furedi cũng nhấn mạnh, sự đổ lỗi này có thể có những hậu quả khó lường, tương tự như những lời kêu gọi bảo vệ trẻ trước nỗi sợ hãi trong quá khứ.

Theo The Conversation

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.