Hành tinh này quay trên quỹ đạo xa hơn tất cả các hành tinh còn lại trong hệ. Theo mô hình mới nhất, hành tinh X gần chúng ta hơn và hơn nữa, có kích thước nhỏ hơn so với giả định ban đầu.
Ý tưởng về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 được giới thiệu nhằm giải thích hiện tượng tập trung khác thường các đối tượng nhỏ ngoài quỹ đạo sao Hải vương. Từ thời điểm đó, hành tinh X không được quan sát thấy.
“Sự tồn tại của hành tinh X có thể trả lời một số câu hỏi mở, liên quan đến Hệ Mặt trời. Tôi rất sốt ruột chờ đến ngày chúng ta nhìn thấy hành tinh này” – bà Juliette Becker ở ĐH Michigan cho biết.
Các nhà thiên văn học đánh giá, xác suất để hành tinh X tồn tại là 1/500. Họ hi vọng trong vòng 10 - 15 năm nữa sẽ quan sát được hành tinh X hoặc có những dữ liệu chi tiết chứng tỏ nó không hề tồn tại.
Nhóm các nhà khoa học ở ĐH Lund (Thụy Điển) đã thực hiện một loạt mô phỏng máy tính, từ đó cho thấy hành tinh X thực chất là một ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời). Khi điều này được khẳng định thì sẽ là một phát hiện không có tiền lệ - mặc dù chúng ta tìm kiếm ngoại hành tinh ở xa bên ngoài Hệ Mặt trời, tuy nhiên một trong số đó lại có thể “ẩn nấp” ngay trong hệ hành tinh của chúng ta!
Các nhà thiên văn học đưa ra giả thuyết là khoảng 4,5 tỷ năm trước, Mặt trời đã “đánh cắp” hành tinh X từ hệ sao chủ của nó. Từ thời điểm đó, thiên thể này là một phần của Hệ Mặt trời. Nếu đúng là như vậy, thì cần phải thay đổi định nghĩa về ngoại hành tinh, như là các hành tinh quay ngoài Hệ Mặt trời.
“Chúng ta có thể phát hiện các ngoại hành tinh ở cách xa hàng trăm km, trong khi đó một đối tượng như vậy lại ở ngay “trong sân nhà” của chúng ta” - nhà thiên văn học Alexander Mustill ở ĐH Lund cho biết.