Hạnh phúc của giáo viên vùng sâu là trò chăm đến trường

GD&TĐ - Hạnh phúc của giáo viên vùng sâu, vùng xa là học sinh đến lớp đủ đầy, các em lớp 1 biết đọc, biết viết và tính toán. Đôi khi niềm vui chỉ là được san sẻ, giúp đỡ cho học sinh để các em hoàn thành mơ ước của mình.

Hạnh phúc của cô Nguyệt Ánh là học sinh lớp 1 biết đọc, biết viết và tính toán.
Hạnh phúc của cô Nguyệt Ánh là học sinh lớp 1 biết đọc, biết viết và tính toán.

Thầy và trò trèo đèo, vượt suối

21 năm gắn bó với giáo dục vùng khó, thầy Phạm Văn Thuấn, Tổng phụ trách đội – Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) không nhớ rõ bản thân đã trải qua biết bao kỉ niệm với đồng nghiệp và học trò.

Theo thầy Thuấn, học sinh nơi đây chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt đường đi lại rất gian truân, vất vả.

“Trong 21 năm gắn bó với vùng sâu, mình đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh học sinh khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên nhiều em vẫn cố gắng vượt khó vươn lên trong học tập. Do đó, mình thường xuyên chia sẻ nghị lực của những trường hợp đó để các em khác học tập, noi theo”, thầy Thuấn tâm sự.

Thầy Thuấn cho biết, ngoài những hoạt động ngoại khoá, thầy còn trực tiếp dìu dắt và phối hợp với một số giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia hội thi thể dục thể thao. Có những năm các em tham gia đạt giải nhất, nhì toàn đoàn và một số giải cấp tỉnh.

“Trong thời gian gắn bó, dìu dắt học trò mình thấy rất vui và hạnh phúc khi chứng kiến các em trưởng thành, đạt được một số giải thưởng cấp huyện, cấp tỉnh. Đó cũng là động lực để mình cố gắng trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm để có thể giúp đỡ học trò nhiều hơn”, thầy Thuấn chia sẻ.

Học sinh Trường Tiểu học Bế Văn Đàn.
Học sinh Trường Tiểu học Bế Văn Đàn.

Thầy Thuấn nhớ lại, cách đây 10 năm, thầy phụ trách phong trào thể thao của trường. Khi đó, em Sa Hoàng Sơn là một trong những thành viên của đội bóng đá. Tuy nhiên, vào dịp hè em theo bố mẹ lên làm nương rẫy, cách trường khoảng 20km, phải đi qua mấy quả đồi mới đến nơi. Mặc dù rất đam mê chơi thể thao, nhưng vì quãng đường khá xa, Hoàng Sơn không thể tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Thương trò, thầy Thuấn đến nhà động viên phụ huynh, học sinh rồi đưa em Hoàng Sơn về nhà của mình, lo cho trò ăn ở và đi tham gia luyện tập bóng đá với các bạn.

“Khi đó, mình mua ít nhu yếu phẩm đến thăm gia đình, vận động phụ huynh cho Hoàng Sơn đến trường cùng với các bạn tập luyện bóng đá. Sau nhiều ngày động viên, phụ huynh em cũng đồng ý. Thế rồi mình đưa em về nhà lo cho em ăn uống, nghỉ ngơi, tìm hiểu đó đây và cùng em đi tập luyện bóng đá. Tuy năm đó không đạt được giải thưởng cao, nhưng mình vẫn vui và hạnh phúc vì có thể giúp học trò thực hiện niềm đam mê của mình. Có lẽ đó là kỉ niệm khó quên và nhiều cảm xúc nhất giữa mình với học sinh”, thầy Thuấn tâm sự.

Hạnh phúc khi trò biết đọc, biết viết

Học sinh Trường Tiểu học Sơn Lang còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Học sinh Trường Tiểu học Sơn Lang còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Niềm vui và hạnh phúc của cô Nguyễn Thị Nguyệt Ánh và Huỳnh Thị Bích Liên, giáo viên Trường Tiểu học Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là học sinh đến trường đủ đầy mỗi ngày.

Cô Huỳnh Thị Bích Liên, giáo viên lớp 5 chia sẻ, học sinh nơi đây đa số là người dân tộc thiểu số Bana. Đặc thù nơi đây chỉ toàn đồi núi, đất đai cằn cỗi nên người dân chủ yếu trồng mì, lúa rẫy… Do đó, học sinh thường theo bố mẹ lên nương rẫy. Chính vì vậy việc duy trì sĩ số của học sinh rất khó khăn. Hàng tuần, giáo viên đều thay phiên nhau đến nhà vận động, tuyên truyền phụ huynh cho con em mình ra lớp. Tuy nhiên, vì cuộc sống khó khăn, những em lớn vẫn theo bố mẹ lên chòi rẫy, còn em nhỏ không có người nấu ăn, bụng đói nên chẳng đến trường.

“Hạnh phúc của mình là mỗi sáng đến lớp thấy đông đủ học trò và chất lượng của học sinh ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, nhà các em xa, nếu nhà trường không tổ chức bán trú và nuôi các em thì rất khó để giữ chân trò. Mặc dù trường đã xin được một khoản hỗ trợ để tổ chức bữa cơm cho học sinh. Tuy nhiên, về gạo để nấu cơm cho học trò vẫn còn thiếu thốn nên bữa cơm của các em chẳng thể đủ đầy”, cô Liên chia sẻ.

Còn cô Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, giáo viên lớp 1 hạnh phúc khi những cố gắng, nỗ lực dạy chữ cho trò nghèo được đền đáp.

“Với mình, chỉ cần học sinh chăm đến lớp và biết đọc, biết viết, tính toán là mình thấy hạnh phúc. Mình chỉ mong rằng có thể lo cho học trò được nhiều hơn để các em có thể vượt khó đến trường. Sau này học sinh sẽ có công việc ổn định, không còn đói nghèo đeo bám”, cô Nguyệt Ánh nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...