Hàng triệu thí sinh tham dự kỳ thi ĐH 2019 tại Trung Quốc: Ước vọng đổi đời?

GD&TĐ - Mu Shiqi, 19 tuổi, đến từ cộng đồng dân tộc thiểu số Nam Dương, thành phố sơn cước Dulong Giang, phía Tây Nam tỉnh Vân Nam, cách Bắc Kinh khoảng 3.500 km nói: “Em sẽ cố gắng hết sức để đỗ được trường tốt”. Còn ông Mu Weiqing, bố của em nói với phóng viên rằng: “Con gái tôi hy vọng nếu đỗ kỳ thi này thì cuộc đời của cháu sẽ thay đổi”.

Giọt nước mắt bên trường thi
Giọt nước mắt bên trường thi

Bùng nổ giáo dục ĐH

Kỳ thi đại học (ĐH) hằng năm tại Trung Quốc bắt đầu vào ngày đầu tuần tháng 6 với khoảng 10 triệu thí sinh dự thi. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, về cơ bản kỳ thi diễn ra trong 2 ngày nhưng tại một số khu vực, thời gian thi có thể kéo dài thêm vài ngày.

Từ năm 1952, kỳ thi ĐH quốc gia ở Trung Quốc đã mang đến cho lớp trẻ trong đó có Mu Shiqi những cơ hội quý báu để hiện thực hóa mong ước đến được với một thế giới rộng lớn hơn. Những tiến bộ này chính là tín hiệu cho thấy một nền giáo dục đang phát triển ở Trung Quốc.

Giữa những năm từ 1952 - 1965 (chỉ một năm sau đó là bắt đầu cuộc cách mạng văn hóa), có rất ít học sinh được dự thi ĐH vì Trung Quốc thiếu nguồn lực giáo dục ĐH. Giai đoạn này cả nước chỉ có khoảng 200 trường. Năm 1977 là thời điểm các kỳ thi ĐH tại Trung Quốc được phục hồi nhanh chóng với kỷ lục là 5,7 triệu thí sinh tham dự kì thi với thành phần rất đa dạng: Học sinh cấp 3, nông dân, công nhân.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2018 có hơn 38 triệu người theo học các cơ sở giáo dục bậc cao trong khi con số này của năm 1998 là 6,4 triệu người và 117 nghìn người của năm 1949. “Trung Quốc là quốc gia có số lượng người theo học giáo dục bậc cao lớn nhất thế giới”, Fan Hailin, Phó Vụ trưởng, Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết.

 

Ông Fan Hai Lin, Phó Giám đốc Vụ Giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống giáo dục ĐH có quy mô lớn nhất thế giới”. Sự bùng nổ giáo dục ĐH đang diễn ra nhờ việc mở rộng các cơ sở giáo dục phổ thông trong suốt 70 năm qua. Năm 2018, tỷ lệ học sinh đăng ký dự thi trung học cơ sở cả nước đạt 99,95%, trong khi 88,8% dự thi ĐH.

Ông Xiong Bing-qi, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21, đồng thời là Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của Trung Quốc cho hay: “Hiện nay chúng tôi dành nhiều công sức và nguồn lực cho việc mở rộng quy mô của hệ thống giáo dục nhằm nâng cao số lượng người được tiếp cận với giáo dục ĐH. Song song với việc này, có lẽ chúng tôi cũng nên tập trung vào nâng cao chất lượng hơn nữa”.

Diện mạo khác

Tuy nhiên, nhìn toàn cảnh bức tranh thi cử này không ít người đã đặt ra câu hỏi: Liệu việc thi ĐH ở Trung Quốc có mang lại tương lai sáng sủa cho thí sinh hay đó chỉ là những bài kiểm tra chưa được chuẩn hóa?

Cần nói thêm rằng, tổng thời gian trả bài thi các môn là 9 tiếng, diễn ra trong 2 ngày với hàng loạt môn trong đó có 2 môn bắt buộc là Căn học Trung Quốc và Toán. Hãy thử tưởng tượng, trung bình mỗi năm có 9 triệu học sinh đấu đá với nhau để chọn ra gần 7 triệu em.

Nếu thi trượt ĐH các em thường phải đối mặt với một tương lai công việc không mấy sáng sủa. Chính vì vậy, nhiều học sinh đã tìm đến các loại thực phẩm chức năng có IV amino axit nhằm tăng cường sức khỏe. Thậm chí, có em còn đi điều trị liệu pháp oxy cao áp để giảm stress. Song đôi khi điều đó lại trở thành những bi kịch hết sức đau lòng.

Năm 2011, Lu Pin đã nhảy từ tầng 6 của ký túc xá xuống để tự tử ngay trong ngày thi đầu tiên. Điều này cho thấy, kỳ thi ĐH có thể đã làm học sinh rối loạn hành vi một cách nguy hại. Cũng phải kể thêm ra hàng loạt bất tiện nữa: Trong thời gian thi các thành phố gần như đóng cửa, các chuyến bay thay đổi lịch trình, nhà máy ngừng hoạt động, ô tô bị cấm bóp còi. Thậm chí, tại Thế vận hội Olympic Mùa hè 2008, lễ rước đuốc đã bị hủy vì ảnh hưởng tới các thí sinh.

Ngày càng có nhiều bạn trẻ Trung Quốc đi du học, qua đó có những ý kiến chỉ trích rằng, các kỳ thi này chỉ làm cho người ta nhớ nó chứ không giúp gì nhiều cho việc học hành, ảnh hưởng xấu đến trạng thái thể chất và tinh thần của học sinh. Vì vậy, một số người đã bắt đầu kêu gọi bãi bỏ các kỳ thi này.

Cần nói thêm rằng, số lượng thí sinh dự thi ĐH ở Bắc Kinh, Liêu Ninh và Giang Tô ngày càng giảm sút. Ngay trong tháng trước, các chuyên gia giáo dục của Trung Quốc đã hối thúc các trường ĐH tìm ra những biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa số lượng thí sinh dự thi vào trường.

Zhong Shan, một người dẫn chương trình talk show của Trung Quốc từng nói: “Chẳng lẽ chúng ta không còn cách nào để giúp cho thế hệ trẻ của dân tộc này tránh khỏi một bầu không khí đầy nỗi sợ hãi, tuyệt vọng và nghiệt ngã này sao?”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.