Hàng trăm giáo viên Hà Giang tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy

GD&TĐ - Công nghệ, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp thầy cô tiết kiệm rất nhiều thời gian trong soạn, thiết kế giáo án, bài giảng và hoạt động trên lớp.

Sinh viên Khoa học và Công nghệ Giáo, ĐH Bách khoa Hà Nội hướng dẫn thầy cô trong buổi tập huấn.
Sinh viên Khoa học và Công nghệ Giáo, ĐH Bách khoa Hà Nội hướng dẫn thầy cô trong buổi tập huấn.

Đó là chia sẻ của PGS.TS Lê Hiếu Học - Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Giáo, ĐH Bách khoa Hà Nội trong đợt tập huấn hai ngày 12 và 13/4 về hướng dẫn cách thiết kế bài học STEM, ứng dụng công nghệ thông tin, AI trong giảng dạy.

Theo đó, trong hai ngày tập huấn này, khoảng 130 giáo viên tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tham gia. Những nội dung tập huấn trong khuôn khổ dự án Chắp Cánh Hoàng Su Phì do Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện, với sự đồng hành của Quỹ Chắp Cánh - CC Foundation.

Trong hai ngày này, đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục sẽ tập trung vào tập huấn cho giáo viên vùng cao quy trình xây dựng bài học STEM; ứng dụng AI. soạn bài giảng cho 2 khối cấp tiểu học và THCS; chia sẻ các công cụ giảng dạy hiện đại để hỗ trợ công tác dạy học.

ai-3.jpg
Thầy cô phấn khởi tham gia tập huấn.

Chia sẻ tại buổi khai mạc ông Vũ Thế Phương – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang mong rằng sau những buổi tập huấn, thầy cô có thể tiếp cận, khai thác được những phương pháp giảng dạy mới, góp phần đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như địa phương.

Vì vậy, mỗi thầy cô tham gia tập huấn sẽ trở thành các báo cáo viên, mở rộng việc ứng dụng công nghệ, AI trong giảng dạy, giúp các bài giảng sinh động hơn, thu hút học sinh hơn. Qua đó, hướng tới việc học sinh được thực hành nhiều hơn, đáp ứng yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

ai-2.jpg
GS.TS Lê Hiếu Học - Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Dẫn đoàn tham gia tập huấn, PGS.TS Lê Hiếu Học - Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ, điểm đặc biệt của dự án, là ngoài việc lắng nghe các giảng viên chia sẻ kiến thức, thầy cô được tham gia nhiều hoạt động giáo dục STEM, được thực hành ứng dụng AI, Công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng, nội dung, chương trình học.

Đội ngũ sinh viên Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục sẽ viên trực tiếp hướng dẫn, cầm tay chỉ việc cho các thầy cô là học viên. Với công nghệ, trí tuệ nhân tạo, thầy cô sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong soạn, thiết kế giáo án, bài giảng, hoạt động trên lớp; hướng đến mục tiêu chỉ sau 2 ngày học, thầy cô có thể vận dụng, thực hành kiến thức, kỹ năng được tập huấn, thiết kế bài giảng, hoạt động dạy học.

ai-4.jpg

PGS.TS Lê Hiếu Học cho biết thêm, dự án không chỉ mang ý nghĩa với ngành giáo dục địa phương mà còn giúp nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên của khoa. Những sinh viên tham gia dự án sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc trong ngành giáo dục. Do đó, khi được tham gia hoạt động, được vận dụng kiến thức, kỹ năng trên lớp trong hoạt động đào tạo, tập huấn thực tế sẽ tác động trực tiếp vào thái độ học tập, định hướng nghề nghiệp của các bạn sau này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ