Hàn Quốc: Xây trường khuyết tật gặp trở ngại lớn

GD&TĐ - Hàn Quốc thiếu nhiều trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật. Việc xây dựng thêm loại trường này không nằm ở khó khăn tài chính mà từ sự thành kiến của người dân nơi dự định xây trường…  

Hàn Quốc: Xây trường khuyết tật gặp trở ngại lớn

Trường khuyết tật vừa xa vừa thiếu

Trong ngôi nhà của Park Hyun-soo tại Gangseo-gu, Tây Seoul, buổi sáng hàng ngày giống như những gia đình khác, Park đánh thức cô con gái, cho con ăn và chuẩn bị vật dụng cần thiết cho con gái tới trường. Khi con gái đã tới trường, hầu hết các bà mẹ đều có thể thở phào nhưng với Park đó mới là thời điểm bắt đầu những lo lắng. “Tôi bị ám ảnh với ý nghĩ rằng con bé có thể bị các bạn bắt nạt hoặc cô đơn không bạn bè” - Park chia sẻ.

Con gái Park, học lớp 5, mắc chứng rối loạn phát triển. Cô bé 12 tuổi tương tác xã hội vô cùng khó khăn. Bé không thể nói, thỉnh thoảng gào thét vô cớ.

“Con gái tôi cần chú ý liên tục trong mọi tiết học. Rất khó để con bé giữ tập trung đặc biệt trong lớp học cho trẻ bình thường” - Park nói. Park phải cho con học ở một trường tiểu học dành cho trẻ bình thường gần nhà vì trong quận có hơn 600.000 dân số sống không có trường dành riêng cho học sinh khuyết tật. “Phải mất nhiều giờ đồng hồ mới đến được trường khuyết tật gần nhất ở thành phố khác và trường đó cũng đã quá tải học sinh” - Park cho biết.

Theo Bộ Giáo dục, hiện có 174 trường khuyết tật - cả công lập và dân lập - tại Hàn Quốc. Các trường này chỉ đón được chưa tới 30% trong tổng số 89.353 trẻ trong độ tuổi đến trường trong cả nước bị khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Trong số trẻ may mắn được học trường khuyết tật, hơn 2.300 em phải mất hơn 1 giờ đi xe tới trường.

Số học sinh khuyết tật còn lại vào học trường bình thường, vốn không thân thiện với học sinh khuyết tật. Những trường bình thường này thiếu sự hỗ trợ cơ bản (chưa kể tới liệu pháp tâm lí, tư vấn hoặc điều trị y tế) cần thiết cho học sinh khuyết tật.

Thành kiến nặng nề

Trước hiện trạng thiếu trường khuyết tật như vậy, việc xây dựng thêm loại hình trường chuyên biệt này tưởng như sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của xã hội, thì thực tế lại vấp phải trở ngại lớn chính từ cộng đồng cư dân nơi dự kiến xây trường.

Trong một cuộc họp đầu tháng này về kế hoạch xây một trường khuyết tật tại quận Gangseo-gu, nhiều người tham dự - hầu hết là chủ nhà khu vực quanh địa điểm dự kiến xây trường - đã phản ứng dữ dội kế hoạch này. Họ nói không muốn có thêm một “công trình khó chịu” ở trong khu vực này, mặc dù giá đất khu vực này còn tương đối rẻ.

Trước thái độ trên, phụ huynh của trẻ khuyết tật chỉ còn biết đau khổ quỳ gối xuống đất cầu xin thông cảm.

Đoạn video quay cảnh tượng trên được lan truyền đã gây sự phẫn nộ trong xã hội. Những người đấu tranh cho quyền của người khuyết tật bày tỏ không ngạc nhiên với những gì xảy ra tại cuộc họp trên. Tại nhiều nơi trên cả nước Hàn Quốc, cư dân địa phương đã vận động chống lại việc xây trường khuyết tật tại khu vực của họ và gây áp lực lên những đại diện dân cử để huỷ bỏ những kế hoạch như vậy. Trong nhiều trường hợp họ đã thắng thế.

Theo Sở Giáo dục Seoul, ít nhất 2 dự án xây dựng trường khuyết tật tại thủ đô đã bị xếp xó bởi sự phản ứng quá mạnh từ cư dân.

Mới đây, Bộ trưởng Giáo dục Kim Sang-kon công bố kế hoạch xây 18 trường khuyết tật mới trên cả nước trong 5 năm tới. “Dường như vẫn có nhiều thành kiến và hiểu sai đối với không chỉ người khuyết tật trong xã hội chúng ta mà với cả những nhóm thiểu số xã hội như những gia đình đa văn hoá và người gốc Triều Tiên. Sự thành kiến này sẽ nới rộng thêm hố ngăn cách kinh tế, xã hội và giáo dục quốc gia” - ông Kim nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...