Hàn Quốc: Thi đại học ám ảnh tâm trí thí sinh

GD&TĐ - Thí sinh Hàn Quốc vừa bước vào kì thi đại học được coi là “thử thách đời người”. Kì thi này quyết định thí sinh có vào được một trường đại học danh tiếng hay không - yếu tố quyết định để có thể bước chân vào một tập đoàn hàng đầu quốc gia. 

Hàn Quốc: Thi đại học ám ảnh tâm trí thí sinh

Cũng vì tính chất khốc liệt của kì thi mà những thí sinh đã trải qua còn bị ám ảnh lâu dài.

Áp lực tứ bề

Lee Yeon-soo, từng dự thi đại học 2 năm trước, chia sẻ, kì thi này về cơ bản quyết định cuộc đời.

Lee kể: Chúng tôi chuẩn bị cho kì thi này ngay từ khoảnh khắc bước chân vào lớp 1. 12 năm ôn luyện chỉ để đến ngày dự thi Suneung (từ Hàn Quốc chỉ kì thi đại học).

Trước ngày thi đại học 365 ngày, tôi lập một sổ lịch 365 ngày và bắt đầu đếm ngược.

Đến ngày thi, tôi được khuyên không ăn gì nặng bụng vì có thể làm giảm hiệu quả làm bài. Vì vậy tôi chỉ ăn một chút cháo.

Thường thì bố hoặc mẹ sẽ “hộ tống” bạn tới trường thi. Tại cổng trường, đông nghịt giáo viên và học sinh khoá dưới đã chờ đợi sẵn, họ hò reo, chúc mừng, giơ những tấm bảng cổ động, tặng socola và kẹo lấy may…

Thực tế là phụ huynh và giáo viên cổ động như vậy chỉ khiến bạn cảm thấy thêm áp lực. Bạn cảm thấy như thể phải làm thật tốt để họ không thất vọng.

Cuộc chạy đua căng thẳng

Bạn vào phòng thi và chờ đợi. Phòng thi bao trùm không khí căng thẳng. Khi giờ thi bắt đầu, thời gian trôi rất nhanh và bạn thậm chí không biết điều gì xảy ra trong nửa đầu buổi sáng.

Bạn thi môn thứ nhất và ngay sau đó chuyển sang môn tiếp theo. Sau khi ăn trưa thì ngay lập tức bước vào môn thi tiếp theo.

Cảm giác thực sự căng thẳng và mệt mỏi, tôi chỉ mong mọi việc sớm qua đi.

Bởi vì máy bay không được cất cánh trong phần thi nghe Anh ngữ và giờ làm việc thay đổi để giảm lưu lượng giao thông trên đường khi chúng tôi tới trường thi - cảm giác như thể cả đất nước đang thay đổi lịch thường nhật cho kì thi này. Từ điều đó tạo nên áp lực khổng lồ.

Hầu hết học sinh làm bài thi kém hơn so với khi ôn luyện bởi có nhiều áp lực hơn. Thậm chí những học sinh làm rất tốt bài thi thử cũng làm kém hơn trong ngày thi bởi thần kinh căng thẳng.

Kì thi này quyết định tương lai bạn. Nếu bạn không làm tốt sẽ phải học thêm một năm để thi lại vào năm sau. Có khoảng 20% thi lại. Một số người thậm chí thi 3 lần.

Khi kì thi qua đi, bạn sẽ cảm thấy giống như mất phương hướng. Nó giống như kết thúc một chương lớn trong cuộc đời bạn. Tôi thực sự cảm thấy như đứng cuối đường khi thi xong. Cảm giác như tôi đã chạy suốt 12 năm cuộc đời và đột nhiên khựng lại, không biết phía trước là gì.

Buổi tối lời giải đã có trên mạng và bạn có thể nghĩ về việc làm gì ngày mai. Một số sinh viên không tới trường vào ngày hôm sau vì biết đã bị điểm kém. Một số khác bắt đầu quá trình ôn luyện mới cho kì thi sang năm. Sẽ lại tiếp tục một quá trình hành xác với những người phải thi lại.

Tôi cảm thấy người Hàn Quốc mắc một căn bệnh - bệnh “bận bịu”. Không chỉ người lao động bận bịu làm việc mà học sinh cũng bận học vào mọi lúc. Họ không có thời gian cho cuộc sống ngoài việc học. Trường học trở thành nhà tù.

Thậm chí có hẳn tên cho những thí sinh thi 2 lần là Jaesoosaeng và thi 3 lần là Samsooaeng. Có một chút hổ thẹn đi kèm với những cái tên này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.