Hạn chế tác động của tàu thuyền qua lại để ‘cứu’ hòn Trống Mái ở vịnh Hạ Long

GD&TĐ - Tàu chạy qua khu vực hòn Trống Mái trên vịnh Hạ Long phải giữ khoảng cách tối thiểu 70m và không được quá tốc độ 10km/h để tránh tạo sóng.

Hòn Trống Mái.
Hòn Trống Mái.

Ngày 22/8, lãnh đạo Sở GTVT Quảng Ninh cho biết, sau khi thống nhất giữa các bên liên quan về việc bảo vệ hòn Trống Mái trên vịnh Hạ Long, Sở cũng đang cho thiết kế phao và chuẩn bị lắp đặt xung quanh hòn Trống Mái để làm mốc ranh giới, cách hòn Trống Mái ít nhất 70m và hạn chế tốc độ tàu thuyền không quá 10km/h.

Lãnh đạo Sở GTVT Quảng Ninh đã giao cho Cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long và các đơn vị liên quan tuyên truyền, nhắc nhở các chủ tàu, thuyền trưởng.

Trước đó, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đơn vị thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long” đề xuất phân luồng, tuyến ra vào khu vực quan sát, chụp ảnh; khống chế khoảng cách tối thiểu 50m với hòn Trống Mái; hạn chế tốc độ tàu thuyền chạy qua khu vực Hòn Trống Mái xuống dưới 10km/h trong phạm vi bán kính 200m.

Theo khảo sát của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, hòn Trống Mái gồm 2 đảo đá nhỏ có hình thù như một đôi gà trống mái, cao khoảng 13,9m, chân đảo thót lại tạo tư thế chênh vênh.

Trải qua quá trình hoạt động địa chất, kiến tạo và sự tác động của nước biển, hòn Trống Mái đã bị phân tách thành nhiều khối nhỏ, trong đó có 40 khối có nguy cơ đổ, lở.

Đáng chú ý các vị trí như: Mỏ hòn gà mái; mào hòn gà trống và một số khối khác cần phải có giải pháp khắc phục sớm.

Ngoài giải pháp hạn chế tốc độ tàu qua lại và giữ khoảng cách giữa tàu với hòn Trống Mái, các chuyên gia của Viện này đề xuất sử dụng phương pháp neo và xây tường bê tông nhằm gia tăng sức chịu tải của bề mặt khối đá để giữ ổn định trước khi tiến hành các giải các giải pháp phun bê tông phù hợp nhằm hạn chế khả năng ăn mòn, mở rộng khe nứt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, việc giảm thiểu các nguy cơ sạt lở đối với hòn Trống Mái phải hết sức thận trọng, chỉ nên tác động nhỏ nhất có thể, không làm thay đổi cảnh quan nhưng vẫn phải đảm bảo độ ổn định theo thời gian của hòn Trống Mái.

Vịnh Hạ Long rộng 1.553km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Trong đó vùng lõi của vịnh là 335km2 quần tụ 775 hòn đảo.

Năm 1994, vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất, địa mạo vào năm 2000.

Trong đó, hòn Trống Mái là biểu tượng của vịnh Hạ Long.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.