Hãi hùng hủ tục cắt bộ phận sinh dục, thiêu sống cô dâu

Cắt bộ phận sinh dục, thiêu sống, bị giết chết vì danh dự... là những hủ tục đáng sợ đối với phụ nữ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Hãi hùng hủ tục cắt bộ phận sinh dục, thiêu sống cô dâu

Là ngực các bé gái phẳng lì như nam giới

Từ lâu, các bé gái ở Cameroon luôn phải chịu đựng những đau đớn, khổ cực từ hủ tục "là ngực" khi đến tuổi trưởng thành. Ngay từ khi bắt đầu có ngực, các bé gái sẽ bị mẹ dùng khối sắt nóng hơ trên bếp lửa để “là ngực” khiến nó trở nên phẳng lì như nam giới.

Thông thường, việc "là ngực" này được các mẹ thực hiện liên tục nhiều lần và bí mật từ lúc thấy em bé gái có dấu hiệu dậy thì cho đến khi nào ngực xấu xí đi.

Mô tả ảnh.
"Là" ngực bằng những thanh sắt, hòn đá nóng khiến ngực phụ nữ trở nên biến dạng.

Chính vì các vụ cưỡng bức tình dục thường xuyên xảy ra trên đất nước Cameroon nên các bà mẹ tin rằng, nếu "là ngực", các em gái sẽ làm giảm đi những ham muốn bất chợt phát sinh từ những gã đàn ông ở xung quanh.

Mô tả ảnh.
Những thanh sắt được nung nóng trên lửa để chuẩn bị "là" ngực các bé gái.

Mặc dù rất nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới đã vận động người dân Cameroon không nên tiếp tục áp dụng hình thức gây đau đớn về thể xác và khiếp sợ về tinh thần này bởi nó vi phạm nghiêm trọng quyền con người, nhưng hủ tục này vẫn trở nên phổ biến. Không những thế, nó còn gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của ít nhất 25% em gái tại quốc gia châu Phi này.

Cắt âm vật

Cắt âm vật là một nghi lễ tôn giáo được thực hành trên 28 quốc gia, chủ yếu ở khu vực châu Phi và Trung Đông. Nạn nhân của tục lệ này thường là các bé gái từ 4 -10 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở những bé gái lớn hơn. Cắt âm vật sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan sinh dục ngoài của các bé.

Nhiều quốc gia ở châu Phi cho rằng, nghi lễ này sẽ giúp các bé gái giữ được sự tinh khiết, trong sạch của mình trước khi lập gia đình. Nếu ai dám đi ngược lại với tục lệ đó sẽ bị cho là ô uế và bị xã hội ruồng bỏ.

Mô tả ảnh.
Cắt âm vật các bé gái là một hủ tục tàn ác, dã man.

Phần lớn việc tiến hành công đoạn cắt âm vật này được tiến hành thô sơ, bằng dao kéo và nạn nhân không hề được gây mê. Đó sẽ là một điều vô cùng nguy hiểm đối với những bé gái có sức khỏe yếu hoặc còn quá nhỏ, thậm chí còn khiến các em bị băng huyết, nhiễm trùng, vô sinh, nặng hơn là tử vong tại chỗ do mất máu quá nhiều.

Tại nhiều quốc gia khác ở Bắc Phi, Ả Rập hay vùng Địa Trung Hải, hủ tục này còn được biến tướng thành hủ tục khâu âm đạo của phụ nữ từ khi còn là những đứa bé để tránh việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Theo thống kê, có khoảng 140 triệu phụ nữ đang sống với ảnh hưởng từ hủ tục này, trong đó 101 triệu người ở châu Phi. Cụ thể, người phụ nữ bị thực hành cắt âm vật có nguy cơ cao bị trầm cảm, mắc các chứng bệnh liên quan tới sản khoa… Mặc dù đã bị lên án và một số quốc gia đã ban lệnh cấm nhưng hủ tục đáng sợ này vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia ở châu Phi, Trung Đông.

Giết chết vì danh dự

Giết chết vì danh dự là hành vi giết một cô gái do chính gia đình thực hiện khi tin rằng cô ta đã làm mất phẩm giá, danh dự của dòng tộc và họ hàng. Đây là một trong những hủ tục cực kỳ phi nhân tính tại một số quốc gia tôn giáo, điển hình nhất là Ấn Độ. Thống kê năm 2005 của UNICEF cho biết, mỗi năm hơn 5.000 cô dâu người Ấn thiệt mạng vì hủ tục này.

Thực tế, một phụ nữ thường bị trừng trị như vậy khi: từ chối một cuộc hôn nhân sắp đặt sẵn, là nạn nhân của một vụ hiếp dâm, tìm cách ly dị (ngay cả khi bị người chồng ngược đãi), mặc quần áo bị cho là không phù hợp với truyền thống gia đình nhà chồng...

Mô tả ảnh.
Chân dung một người phụ nữ may mắn sống sót sau "Cái chết danh dự".

Họ sẽ bị ép uống thuốc độc, hỏa thiêu hay bị đánh cho tới chết. Những người tin theo hủ tục này cho rằng, chỉ có cái chết của người phụ nữ mới gột rửa, chuộc lại phần nào danh dự cho gia đình còn sống.

Trong năm 2004, tục giết chết vì danh dự đã xảy ra ở nhiều quốc gia khác nhau và ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Cho đến nay, dù đã bị cấm nhưng hủ tục đáng sợ này đã và vẫn đang tiếp tục diễn ra ở một số nước. Không biết bao nhiêu gia đình phải chịu nỗi đau mất con với hủ tục tàn khốc này.

Thiêu chết cô dâu

Ấn Độ là một trong những cái nôi văn minh của loài người. Nhưng cũng chính ở quốc gia này, người phụ nữ được coi là tài sản của đàn ông, gánh nặng của gia đình.

Trong quan niệm ở đây, phụ nữ sinh ra đã mang sẵn một nhiệm vụ duy nhất là nghe lời chồng mình. Đó cũng là lý do vì sao tại đất nước tôn giáo này, nhà vợ phải đem của hồi môn đến nhà chồng nếu muốn hai người được cưới nhau.

Mô tả ảnh.
Sự lo lắng về gia đình chồng hiện rõ lên khuôn mặt của cô dâu Ấn Độ này.

Xuất phát từ hủ tục kỳ lạ ấy, hành động thiêu cháy cô dâu cũng ra đời. Bởi đơn giản, của hồi môn được yêu cầu là những khoản tiền, của cải khổng lồ mà có khi, gia đình người phụ nữ sẽ phải khuynh gia bại sản vì nó.

Đối với những người phụ nữ không đáp ứng được của hồi môn thách cưới bên nhà trai, hay gia đình chồng không hài lòng về của hồi môn... điều chờ đợi họ sẽ là cái chết phi nhân tính.

Theo đó, người chồng hay gia đình anh ta sẽ dùng dầu hỏa dội lên người vợ, sau đó thiêu cô ta tới chết. Ước tính, mỗi năm ở Ấn Độ có 2.500 cô dâu bị chết vì hành động mất hết tính người này. Thậm chí, hủ tục này còn được thực thi tại các nước lân cận như Pakistan, Bangladesh.

Một nửa thế giới này là phái yếu. Bạo hành phụ nữ không khác nào đẩy họ vào con đường chết và tự tiêu diệt một nửa nhân loại. Bất cứ khi nào biết, chứng kiến tình trạng bạo lực, hành hạ phụ nữ, hãy báo ngay cho chính quyền và các nhà chức trách.

Xua đuổi phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt

Ít ai ngờ rằng, người dân Nepal hiện vẫn còn áp dụng hủ tục "đặc biệt" đối với phụ nữ - tục Chaupadi - xua đuổi phụ nữ khi họ tới kỳ kinh nguyệt tại Nepal. Theo đó, người phụ nữ sẽ bị tất cả mọi người xua đuổi, xa lánh mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt bởi họ cho rằng, nó là một sự ô uế.

Trong suốt thời gian "đèn đỏ", những người phụ nữ (kể cả trẻ em đến tuổi dậy thì) bị đuổi ra khỏi nhà, phải sống trong các túp lều, lán trại thô sơ hay chuồng bò. Không những thế, họ còn không được phép dùng chung nguồn nước với những người khác.

Mô tả ảnh.
Trong suốt thời gian "đèn đỏ", những người phụ nữ (kể cả trẻ em đến tuổi dậy thì) bị đuổi ra khỏi nhà, phải sống trong các túp lều, lán trại...

Không dừng lại ở đó, phụ nữ sau khi sinh con cũng bị cho là ô uế và phải sống cách ly với những điều kiện tương tự. Quá yếu và mất sức sau cơn "vượt cạn", cộng thêm không có sự chăm sóc của gia đình nên nhiều trường hợp 2 mẹ con đã mất ngay khi đứa bé sinh được vài ngày.

Ngoài việc phải tiếp xúc với nhiều nguy hiểm, họ phải chống đối lại nguy cơ bị hãm hiếp bởi người đàn ông trong làng. Điều này càng thể hiện sự miệt thị của họ với người phụ nữ.

Hủ tục phá trinh các bé gái

Nếu như ở nhiều nơi, người ta tìm mọi cách để giữ gìn và bảo vệ trinh tiết của các cô gái, thì nhiều nơi khác, trinh nữ bị coi là người mang lại vận xui, không may mắn. 

Ở nhiều nơi trên đất nước Nam Phi, người dân bản địa có những quan niệm rất kỳ lạ về trinh tiết. Họ sợ những thứ liên quan đến máu, vì vậy máu chảy ra từ màng trinh của trinh nữ khi quan hệ tình dục được cho là điều xui xẻo. 

Nhiều người còn cho rằng những giọt máu đó có chứa những chất cực độc, gây nguy hại cho chú rể và mang đến những điều xui xẻo cho gia đình chú rể. Vì vậy, những cô gái khi đã trưởng thành và chuẩn bị tính đến chuyện lập gia đình, thường được các bà mẹ dùng dao để rạch đứt màng trinh.

Mô tả ảnh.
Nước mắt đau đớn, sợ hãi của bé gái khi trải qua hủ tục phá trinh.

Có cùng quan niệm với người một số vùng ở Nam Phi là thổ dân bộ tộc Oklan ở Châu Phi. Từ xa xưa, bộ tộc này đã có quan niệm rằng những chàng trai nào quan hệ với những trinh nữ sẽ bị phát điên rồi chết. 

Thậm chí, nhiều người còn cho rằng những giọt máu của những trinh nữ là những chất độc gây hại cho những con cháu đời sau này. Bởi vậy, những cô gái của bộ tộc này sẽ phải trải qua nghi lễ phá bỏ trinh tiết được tiến hành bởi những người có quyền lực trong bộ tộc như tộc trưởng và các thầy tu.

Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đang tuyên truyền cho những người dân bản địa hiểu ra những tác hại nghiêm trọng của những hủ tục này với sức khỏe phụ nữ. Một số quốc gia đã ra lệnh cấm tiến hành hủ tục khâu âm đạo. 

Tuy nhiên, việc ngăn chặn và chấm dứt những hủ tục này phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của những người dân, đặc biệt là người dân ở những vùng nông thôn hẻo lánh, nơi mà những hủ tục đã ăn sâu và khó lòng thay đổi.

Theo phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ