Trong đó có nội dung vận động cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) trong toàn ngành, trước hết là những người trực tiếp tham gia xây dựng chính sách, cơ chế, nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị loại bỏ tư tưởng “cục bộ”, “lợi ích nhóm”; phải vì lợi ích chung, đặt lợi ích của nhân dân, lợi ích của tập thể lên trên hết trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách của ngành, của đơn vị.
Kịp thời phát hiện bất cập, hạn chế của các quy định hiện hành để tổ chức tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhất là các tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, những quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Xây dựng quy chế quản lý, chi tiêu, sử dụng tài sản, tài chính trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngăn ngừa tình trạng thất thoát, tham nhũng.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, thể chế quản lý để tiến tới xây dựng “hàng rào pháp lý chặt chẽ”; chính sách phụ cấp, đãi ngộ, thu nhập,... đảm bảo để cho mỗi CBNGNLĐ “không thể, không dám, không cần” tiêu cực, tham nhũng trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Xây dựng tiêu chí và quy định về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân, phụ huynh, học sinh đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là CBNGNLĐ trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến người dân, phụ huynh, học sinh. Xây dựng chế tài và hình thức xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân có tiêu cực hoặc có chỉ số hài lòng thấp.
Công khai hóa, quy trình hóa, chuẩn hóa các thủ tục hành chính ở cơ quan, đơn vị; thẩm quyền, trách nhiệm của CBNGNLĐ để người dân, phụ huynh, học sinh biết, giám sát, thực hiện.
Cuộc vận động cũng nhấn mạnh nội dung nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ của CBNGNLĐ; phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động trong CBNGNLĐ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của CBNGNLD…