Hà Nội xây dựng 3 tình huống ứng phó sốt xuất huyết

GD&TĐ - Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 172 ca mắc sốt xuất huyết, trong khi cùng kỳ năm 2022 toàn thành phố chỉ có 9 ca.

Hà Nội xây dựng 3 tình huống ứng phó sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần vừa qua (từ ngày 10 đến 17/3), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 6 ca so với tuần trước đó.

Tích lũy từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 172 ca mắc sốt xuất huyết, trong khi cùng kỳ năm 2022 toàn thành phố chỉ có 9 ca.

Trước diễn biến dịch tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng 3 tình huống ứng phó với dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, tình huống 1 khi chưa có dịch trên quy mô xã, phường, thị trấn; tình huống 2 khi có dịch trên quy mô xã, phường, thị trấn; tình huống 3 khi dịch bùng phát, lan rộng ra cộng đồng.

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Vân Huyền.

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Vân Huyền.

Sở Y tế thành phố giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tăng cường dự báo, thường xuyên báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết theo quy định; đồng thời xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chuyên môn theo từng cấp độ dịch…

Sở yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại đơn vị; thường xuyên tập huấn phác đồ chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh sốt xuất huyết cho cán bộ y tế.

Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, từ đầu năm đến nay, thành phố Hà Nội đã ghi nhận trên 117 ca tay chân miệng, trong khi cùng kỳ năm 2022 không có ca mắc.

Dù trên địa bàn chưa ghi nhận ổ dịch phức tạp nhưng dự báo thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận bệnh nhân tại các quận, huyện, thị xã.

Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu, ho gà, sởi, adeno virus... cũng có thể gia tăng do hiện đang là thời điểm giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.