Hà Nội triển khai chuẩn bị điều kiện áp dụng chương trình, SGK mới

GD&TĐ - Ngày 20/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới.

Ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phát biểu khai mạc hội nghị.
Ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phát biểu khai mạc hội nghị.

Theo ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - hội nghị tập trung quán triệt triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới tới các Sở, Ban, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học có đào tạo giáo viên; các phòng GD&ĐT và toàn bộ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT, THCS và tiểu học; Giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX trên địa bàn Thành phố, với tổng số gần 3.500 đại biểu và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,và hơn 1.500 trường tham dự.

Hội nghị diễn ra trong 1 ngày, tập trung vào 6 nội dung lớn: Giới thiệu tổng quan về Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể; giới thiệu chương trình giáo dục tích hợp trong môn Khoa học xã hội và môn Khoa học tự nhiên;

Một số vấn đề về công tác xây dựng cơ sở vật chất trong các nhà trường; công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới;công tác truyền thông giáo dục.

“Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Hà Nội đã có sự chuẩn bị từng bước, chắc chắn, đầu tư cho giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục phổ thông” – ông Chử Xuân Dũng cho biết.

GS Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại hội nghị
GS Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại hội nghị

Chia sẻ về khá chi tiết về chương trình giáo dục phổ thông mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, để thực hiện thành công chương trình mới, điều kiện tiên quyết là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; sự đồng thuận của cộng đồng, xã hội; động lực đổi mới của cán bộ quản lý, giáo viên.

Cùng với đó là những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất như: tiểu học được học ít nhất 6 buổi/tuần; sĩ số học sinh trên lớp theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT; lớp học bố trí theo hình thức làm việc nhóm và có thiết bị dạy học tối thiểu.

Theo Nghị quyết số 51/2017/QH14, thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông.

Trong thời gian chưa triển khai trên phạm vi toàn quốc, các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá giáo dục học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, từ đó giúp cho học sinh và giáo viên sau này chuyển sang thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới được thuận lợi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.