Hà Nội: Tạm giữ lô hàng hơn 1,7 tỷ đồng

GD&TĐ - Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) vừa tạm giữ 143.062 đơn vị thuốc, trị giá hơn 1,7 tỷ đồng, là hàng nhập lậu được chủ cửa hàng mua về rồi chào bán trên mạng.

Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc tân dược do ông Lê Văn Tuấn làm chủ. Ảnh: QLTT Hà Nội.
Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc tân dược do ông Lê Văn Tuấn làm chủ. Ảnh: QLTT Hà Nội.

Sáng 7/12, Đội QLTT số 1cho biết, đơn vị này vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh tân dược (địa chỉ phòng 12A05 tòa nhà Hà Nội Center Point), đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Theo Đội QLTT số 1 tại thời điểm kiểm tra, ông Lê Văn Tuấn (SN 1984, quê quán Bình Giang, Hải Dương) là chủ cơ sở thừa nhận không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và toàn bộ hàng hóa tân dược đang kinh doanh là do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ nguồn gốc.

Ông Lê Văn Tuấn khai số hàng trên mua trôi nổi tại khu vực Trung tâm dược phẩm HAPU.

Lực lượng QLTT đã lập biên bản tạm giữ lô hàng tân dược có dấu hiệu vi phạm, gồm thuốc kháng sinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc chữa viêm loét dạ dầy, điều trị tim mạch, tăng huyết áp...tổng số 143.062 đơn vị thuốc, trị giá hơn 1,7 tỷ đồng, theo trình bày của chủ lô hàng.

Ông Hoàng Đại Nghĩa – Đội trưởng đội QLTT số 1 cho biết, đây là vụ việc điển hình kinh doanh thuốc tân dược được nhập lậu (mua trôi nổi không có hóa đơn chứng từ tại Trung tâm thuốc HAPU), sau đó lợi dụng các căn hộ trong khu chung cư để cất giấu, sử dụng giao dịch chào bán trên mạng xã hội.

Cũng theo Đội QLTT số 1, đơn vị đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số thuốc tân dược trên để tiến hành xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải