Trong đó yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức quán triệt và chỉ đạo các đơn vị GD&ĐT trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, trong đó tập trung vào các nội dung:
Tiếp tục rà soát bổ sung, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GD&ĐT đáp ứng các chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm chất lượng giáo dục gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;
Tham mưu với thành phố bố trí đủ nguồn lực cho giáo dục; đề xuất xây dựng phương án, giải pháp công nhận mới, công nhận lại trường học đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 và giải quyết việc thiếu trường, lớp học tại một số địa phương, nhất là các quận trung tâm;
Quan tâm việc sửa chữa, nâng cấp trường học, hệ thống nhà vệ sinh, cây xanh, tạo dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp.
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn, tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, đồng thời định hướng theo chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nhà giáo, lòng yêu nghề, giữ gìn sự cao quý của nghề giáo; không để xảy ra các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo trong các nhà trường.
Tiếp tục quan tâm, chú trọng việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, song song với việc nâng cao chất lượng đại trà.
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức tuân thủ pháp luật, tinh thần yêu lao động, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho học sinh.
Triển khai thực hiện có hiệu quả việc thí điểm đào tạo chương trình song bằng THPT quốc gia Việt Nam và Chứng chỉ A Level của đại học Cambridge tại trường THPT Chu Văn An; tổng kết, đánh giá, mở rộng mô hình đối với một số trường khác trên địa bàn thành phố.
Thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục, các hoạt động dạy học.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dục theo tinh thần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả quản lý nhà nước.
Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại từng địa phương, làm tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS…