Hà Nội: Dân chung cư xem thường việc mua thiết bị thoát hiểm để phòng thân

GD&TĐ - Các gia đình nên mua sẵn những thiết bị giúp thoát hiểm phòng khi có hỏa hoạn xảy ra. Bên cạnh đó, các thiết bị phòng, chữa cháy cũng là những thiết bị hữu ích cho các gia đình.

Hà Nội: Dân chung cư xem thường việc mua thiết bị thoát hiểm để phòng thân

Mặt nạ phòng độc

Tại các vụ cháy, nạn nhân bị thương vong vì khói độc nhiều hơn do lửa nóng. Chính vì vậy việc trang bị một vài chiếc mặt nạ phòng độc trong nhà là việc nên làm ngay lúc này.

Với giá thành không quá đắt, một chiếc mặt nạ phòng độc có thể giúp bạn thở tối thiếu trong 30 phút. Mặt nạ có tầng lọc khí giúp chống lại các loại khí độc và sức nóng của lửa, bảo vệ mắt và giúp có khí để thở.

Hà Nội: Dân chung cư xem thường việc mua thiết bị thoát hiểm để phòng thân - Ảnh 1

Mặt nạ chống độc.

Mặt nạ phòng độc được làm từ vật liệu chống cháy lại có phần trong suốt trước mặt giúp các nạn nhân trong vụ cháy có thể quan sát và di chuyển trong lúc tìm đường thoát khỏi đám cháy. Mặt nạ cũng có màu nổi bật để lực lượng cứu hộ nhanh chóng tìm ra các nạn nhân mắc kẹt trong vụ hỏa hoạn.

Hiện trên thị trường, mặt nạ chống độc có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau: 320 nghìn đồng, 550 nghìn đồng và 650 nghìn đồng. Khẩu trang chống độc giá từ 25 – 55 nghìn đồng/chiếc.

Dây thoát hiểm

Đối với những gia đình ở nhà chung cư nên sắm dây thoát hiểm phòng khi hỏa hoạn có thể xảy ra. Bởi nếu xảy ra cháy ở các tòa chung cư, không phải ai cũng dễ dàng nhảy từ cửa sổ xuống đất.

Khi xảy ra cháy nhà chung cư, hãy móc đầu dây thoát hiểm vào thành cửa sổ, lan can chắc chắn. Sau đó bình tĩnh đu dần xuống đất. Dây thoát hiểm được làm bằng vật liệu chống cháy nên hãy bình tĩnh trong quá trình thoát hiểm, tránh rối loạn có thể bị ngã.

Lời khuyên của các chuyên gia là nên mua dây thoát hiểm và tập luyện nhiều lần phòng trường hợp cháy chung cư xảy ra. Một dây thoát hiểm có giá từ 5 triệu đồng trở lên, chịu được trọng lượng 150kg.

Thang thoát hiểm

Thang thoát hiểm là một thiết bị giúp thoát nạn khi cháy nhà chung cư. Trong trường hợp không thể tìm ra được cầu thang bộ, hãy mở cửa sổ hoặc ban công và thả thang thoát hiểm xuống.

Một chiếc thang thoát hiểm có độ dài khoảng 6 tầng, chịu được trọng lượng trên 400kg. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng đã mắc thang vào bệ chắc chắn để đảm bảo an toàn trong quá trình thoát hiểm.

Bình cứu hỏa

Các gia đình nên sắm bình cứu hỏa để phòng khi có những đám cháy nhỏ không kịp báo lực lượng cứu hộ cũng có thể tự nhanh chóng đập tắt đám cháy. Chất chữa cháy trong bình có tác dụng dập tắt nhanh chóng các đám cháy nhỏ, khắc phục sự cố kịp thời với thao tác dễ sử dụng. Giá mỗi bình cứu hỏa loại 4kg ở mức 160 nghìn đồng.

Hà Nội: Dân chung cư xem thường việc mua thiết bị thoát hiểm để phòng thân - Ảnh 2

Cửa hàng bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy phố Yết Kiêu (Hà Nội).

Chăn chống cháy, búa thoát hiểm

Với phương châm phòng thân, việc sắm những chiếc chăn chống cháy và búc thoát hiểm để phòng khi có hảo hoạn xảy ra cũng là điều cần thiết. Chăn chống cháy là loại chăn chịu được nhiệt cao, dùng để dập lửa và quấn vào người để thoát ra khỏi vùng cháy an toàn. Khi xảy ra hỏa hoạn, chỉ cần quấn chăn vào người và nhanh chóng theo cầu thang thoát hiểm để ra khỏi vùng hỏa hoạn.

Ngoài ra, trong nhà nên có sẵn chiếc búa để có thể đập vỡ kính, cửa gỗ, cửa sắt, cắt dây để kịp thời thoát ra ngoài khi gặp sự cố cháy nổ.

Điều quan trọng nhất, khi có xảy ra hỏa hoạn, cần bình tĩnh để xử lý tình huống.

Mặc dù, các thiết bị phòng cháy, chữa cháy trong gia đình và tại các điểm công cộng rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng sắm sẵn những thiết bị phòng cháy, chữa cháy trên.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các cửa hàng kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy không có đông người tìm đến mua. Chủ một cửa hàng kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy ở phố Yết Kiêu (Hà Nội) cho biết: “Khách hàng mua thiết bị phòng cháy chữa cháy chủ yếu là doanh nghiệp. Rất ít người dân mua lẻ những mặt hàng này”.

Theo Dân sinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.