Gục ngã khi đọc cuốn nhật ký viết dở và tâm thư của con trai

Mãi tới chiều qua, khi con trai ăn vận bảnh bao bước ra khỏi phòng, bà vội vàng trở dậy, bà sang phòng con trai bỗng thấy một bức thư và cuốn nhật ký viết dở.

Gục ngã khi đọc cuốn nhật ký viết dở và tâm thư của con trai

Những ngày sau khi con dâu rời đi, bà Huệ thấy con trai mình thẫn thờ ngồi trong phòng. Đôi khi bà nghe tiếng bước chân xuống cầu thang, nhưng hễ bà mở cửa ra con trai bà lại chạy vào phòng, hình như anh đang trốn tránh không muốn đối diện với mẹ mình.

Mãi tới chiều qua, khi con trai ăn vận bảnh bao rời khỏi nhà, bà vội trở dậy rón rén sang phòng con trai thì thấy một bức thư và cuốn nhật ký viết dở đặt trên bàn. Bà cầm lên đọc, lần đầu tiên sau 40 năm kể từ ngày chồng mất bà bật khóc nức nở. Cổ họng nghẹn đắng, bà khóc không thành tiếng.

Cuốn nhật ký là những dòng chia sẻ của con trai mỗi khi cuộc sống bế tắc. Nội dung chủ yếu viết về mối quan hệ giữa bà và cô con dâu. Bà Huệ đưa tay lên bịt miệng, tất cả là lỗi của bà nên hiện tại cuộc hôn nhân của con trai bà đã đổ vỡ. Con dâu bà cũng quyết từ mặt mẹ chồng, từ mặt cả người chồng- con trai bà chỉ vì anh không biết bênh vợ, không giữ được tình yêu.

"Mẹ ạ! Mẹ nói mẹ thương con, với con mẹ là tất cả. Nhưng mẹ đã bao giờ thực sự nghĩ tình yêu của mẹ dành cho con là thế nào chưa? Chính cách yêu của mẹ đã giết chết hạnh phúc của con, đã lấy đi niềm tin, hi vọng của con. Nếu mẹ thương con mẹ yêu con mẹ đã không đối xử với cô ấy như thế. Cô ấy là tất cả với con, nếu không có cô ấy cuộc sống của con coi như vô nghĩa. Giá như mẹ hiểu con hơn, giá như mẹ thật sự nghĩ cho con..."- mở đầu tâm thư con trai bà viết với bao lời cay đắng.

Bà Huệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Từ nhỏ bà có cuộc sống sung túc ít ai sánh bằng, cũng vì thế bà luôn cho mình là nhất là tất cả. Khi lấy chồng, bà không phải sống cuộc sống mẹ chồng nàng dâu, nên bà không hiểu cảm giác làm dâu thế nào. Vì thế, chưa một lần bà thấu hiểu, thông cảm cho con dâu, dù là sai lầm nhỏ nhất mà cô ấy mắc phải.

Gục ngã khi đọc cuốn nhật ký viết dở và tâm thư của con trai - Ảnh 1

Kể từ ngày sống chung, bà luôn kiểm soát tiền con trai, thậm chí còn bắt con dâu phải góp tháng 6 triệu tiền ăn uống (Ảnh minh họa).

Va chạm giữa bà Huệ và nàng dâu xuất phát từ việc bà luôn xoi mói gia cảnh của con dâu. Hễ có động chạm về kinh tế, bà luôn nghi ngờ con dâu lấy của nhà chồng đem về cho nhà ngoại. Trong khi con dâu bà đi làm lương 12 triệu đồng/tháng. Kể từ ngày sống chung, bà luôn kiểm soát tiền con trai, thậm chí còn bắt con dâu phải góp tháng 6 triệu tiền ăn uống.

Bà ghét con dâu ra mặt, bà luôn cho rằng, con dâu bà kém cỏi, chậm chạp. Nhiều hôm,con dâu bận tối mắt tối mũi đi làm 7h tối mới xong việc, bà không thấu hiểu mà còn lên giọng “Cô đi đâu giờ mới về, tôi thấy công sở tan tầm 5h cơ mà". Con dâu bà nghe thế giải thích, nhưng bà vẫn không thấu, vẫn cái giọng “nhiếc móc” đều đều, bà khiến cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu dần xa nhau.

Tuy nhiên, những điều đó con trai bà Huệ không hay biết. Bà con răn đe con dâu “Đàn bà lắm chuyện, coi như mẹ chưa nói gì, con đừng nói lại với thằng T, nó lại nghĩ”. Nghe thế, con dâu bà chỉ biết im lặng. Cô vốn trầm tính, từ ngày gặp phải mẹ chồng oái ăm như thế, cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt mà thôi.

Kể từ ngày con dâu sinh quý tử, mối quan hệ giữa bà Huệ và con dâu càng trở nên căng thẳng. Bà suốt ngày phải kêu ca “Chúng mày sinh ra nó, nhưng không biết dạy. Cứ để đấy cho bà già này". Đặc biệt kể từ ngày con dâu đánh cháu, bà dường như bỏ qua tất cả mà dành luôn quyền dạy cháu. Mỗi khi con dâu bà mắng, bà lại kéo cháu vào phòng đóng cửa lại, bà cho cháu ăn đủ thứ, thích gì bà chiều hết. Bởi thế cháu bà ngày càng hư đốn, mỗi lần mẹ mắng là chạy vào phòng bà.

Đành rằng, thương con thương cháu là đúng, nhưng cách thương con của bà Huệ khiến người ta phải giật mình. Bởi bà chăm con, chăm cháu không khác gì cung phụng. Con trai đi làm về, bà chuẩn bị nước non cho con tắm, xong quần áo, khăn khố bà cũng đứng sẵn đề đưa cho con trai. Nhìn cách chăm con của bà, người ta cứ nghĩ con bà còn trẻ lắm, nhưng tính sơ sơ anh cũng đã 32 tuổi rồi.

Khi con dâu góp ý: “Mẹ đừng chiều quá, như thế khiến anh không tự lập được đâu”. Bà nghe thế nhảy cẫng lên tát con dâu 2 cái “Có gì mà chiều, đó là trách nhiệm của cô đấy. Cô không chăm được nó nên mới đến phần tôi đấy”. Con dâu bà ôm mặt khóc nức nở chạy vào phòng. Bà Huệ đâu có biết, những việc làm theo bà là “dạy dâu” đang đẩy cuộc sống con trai bà rơi vào bế tắc.

Con dâu bà không kể với chồng, nhưng người hàng xóm ở cạnh đều biết tỏng. Mỗi chiều con trai bà đi tập thể dục, bà hàng xóm lại thủ thỉ. Dù thế, khi con trai bà hỏi, con dâu bà đều không nói nửa lời. Cô không sợ mẹ chồng, nhưng cô sợ anh nghĩ ngợi nhiều.

Cho tới một ngày, hôm đó là mùng 3 tết. Bà Huệ sang nhà con dâu chơi, lúc đi qua bếp chẳng may bà nghe chuyện con dâu chuyển cho bố mẹ khoản tiền 35 triệu. Bà nghe thế sinh nghi con dâu giấu tiền cho nhà ngoại, bà ấm ức vô cùng. Tuy thế, bà không có bằng chứng rõ ràng. Cho tới đợt vừa rồi, bà lục đồ con dâu thấy tờ giấy ghi chuyển tiền, đúng như số tiền bà nghe thấy.

Chiều hôm đó, con dâu bà đi làm về, bà mắng sa sả “Trong khi tôi chạy vạy mua xe cho chồng cô, cô lại đem tiền cho nhà ngoại. Cô đừng có giả cái giọng không cần nhé, tôi biết tỏng hết”. Hôm đó khi bà chưa nói hết, con dâu bà đã lên tiếng cãi lại “Con đã nhịn mẹ rất nhiều, mẹ quá đáng vừa thôi. Không phải con sợ mẹ, mà vì con muốn gia đình này êm ấm. Từ ngày con về làm dâu đã bao giờ mẹ coi con là con mẹ?

Mẹ đối với con như một người giúp việc, con đi làm đầu bù tóc rối, con hi sinh cống hiến cho gia đình này có bao giờ mẹ hiểu. Ngay cả quyền dạy con, chăm chồng con cũng không có. Còn chuyện lương lậu, mẹ đâu nhất thiết tháng nào cũng phải kiểm tra…

Mỗi tháng 30 ngày, ngày nào mẹ cũng tìm đủ chuyện nhiếc móc con, thậm chí mẹ còn nói con ăn nhờ ở đậu. Mẹ nói con ăn bớt tiền, nhưng con xin thưa với mẹ, con chưa lấy của mẹ của con mẹ đồng nào cả. Con cũng chịu đủ lắm rồi mẹ ạ".

Gục ngã khi đọc cuốn nhật ký viết dở và tâm thư của con trai - Ảnh 2

Bà không ngờ rằng, chính là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc gia đình con trai (Ảnh minh họa).

Sau hôm đó, con dâu bà nói rõ sự tình với con trai, và cô ấy quyết định ly hôn. Cũng bởi cô ấy quá mệt mỏi, áp lực. Con trai bà cũng vì thế mà suy sụp. Dù anh đã quỳ xin cô tha thứ, dù anh đã làm mọi cách níu giữ, nhưng anh không thể làm gì hơn khi vợ anh đã đơn phương gửi đơn ra tòa.

Kể từ ngày ly hôn vợ, con trai bà rơi vào trạng thái trầm cảm. Suốt 1 tháng liền anh không xuống ăn cơm cùng mẹ, mỗi khi bà gọi anh đều lắc đầu, khi bà nói hai hàng nước mắt của anh cứ rơi. Anh nói “Con yêu cô ấy nhiều lắm, con không thể ngờ cuộc sống của con lại như thế. Con không tha thiết sống nữa”. Anh nói rồi đóng cửa phòng lại, bà Huệ đứng đó nước mắt ngắn dài.

Đã nhiều lần bà Huệ gọi điện cho con dâu để xin cô tha thứ, nhưng cô không một lần nghe máy. Bà ân hận vô cùng, bà nhớ suốt 3 năm, ngày nào bà cũng mắng chửi con dâu, quà con dâu mua bà đều chê bôi, thậm chí có những lúc bà còn than ‘tôi rước cô về đây đúng là vô phúc’, “ cô đong đưa ít thôi”, “cô đúng là quê mùa”, “đàn bà gì vụng thối vụng nát”,…

Bà không ngờ rằng, chính là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc gia đình con trai. Những lời con dâu nói khi bỏ đi với bà đúng là một cơn ác mộng, bà ước nếu thời gian quay trở lại, bà sẽ sống khác, bà sẽ không bao giờ nói lời đau đớn như thế với con dâu. Giờ bà phải làm sao để tìm lại được hạnh phúc đã mất cho con mình đây?

Chia sẻ vế vấn đề xử trí mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu và vai trò của người chồng, chuyên gia tư vấn Tâm lý, Thạc sỹ Lê Thị Thảo (CLB Ngôi nhà & trái tim) chia sẻ, quả thực không dễ dàng cho người chồng khi phải đứng ở giữa, nhất là sống chung dưới một mái nhà.

Tuy nhiên, để giữ được thuận hòa thì rất cần người chồng tế nhị, khéo léo để cả hai bên không thấy mình bị tổn thương. Một yếu tố hết sức quan trọng là sự lắng nghe từ cả hai phía, nhìn nhận vấn đề khách quan, tránh những va chạm trực tiếp, thỉnh thoảng động viên để mẹ thấy con trai vẫn rất thương yêu mình, dù có vợ thì vẫn trân trọng mẹ. Còn với vợ cũng cần hết sức nhẹ nhàng, giúp nàng hiểu và thông cảm.

Người chồng trong câu chuyện trên đã quá yếu đuối. Anh biết hết những xung đột nhưng không tìm cách hòa giải để rồi dẫn tới kết thúc đau lòng trên. Lẽ ra anh phải biết dung hòa giữa mẹ và vợ, tuy nhiên anh lại chọn giải pháp im lặng.

Bài học rút ra cho mỗi người chồng là hãy mạnh dạn làm trung tâm hòa giải. Bằng cách này hay cách khác hãy lên tiếng để họ hiểu được điều gì là quan trọng với mình nhất có như thế mới giúp những người trong cuộc thấu hiểu và có cách giải quyết êm đẹp nhất.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ