Góp ý về xã hội hóa và đầu tư của Nhà nước cho giáo dục

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo đó, đối với quy định về xã hội hóa giáo dục, Hiệp hội đồng ý với quy định trong dự thảo Luật và có chỉnh sửa thêm. Cụ thể, Hiệp hội đề nghị Ban soạn thảo xem lại quy định “hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng” tại Điều 101.

Theo Hiệp hội, nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng thì phải chi trả tiền theo hợp đồng dân sự, không phải là “hỗ trợ” ngân sách. Trong trường hợp Nhà nước có ý định hỗ trợ các cơ sở giáo dục bằng ngân sách Nhà nước (NSNN) thì nên nên viết riêng thành một ý.

Cũng đồng ý và có chỉnh sửa thêm về quy định đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, Hiệp hội góp ý: Cần lưu ý bảo đảm tinh thần của Hiến pháp 2013 và tính minh bạch.

Hiệp hội gợi ý cho biên tập về Điều 94 về ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục: Một là, Nhà nước dành ít nhất 20% tổng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục.

Thứ hai, nguyên tắc phân bổ NSNN cho sự nghiệp GD: Bảo đảm công khai, minh bạch, tập trung dân chủ; Cấp đúng, cấp đủ cho giáo dục bắt buộc (GD phổ cập); Ưu tiên miền núi, hải đảo, vùng DTTS và vùng có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện cho người khuyết tật và người nghèo (Viết đủ theo Khoản 2, Điều 61 Hiến pháp).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.