Góp ý triển khai xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao tại Tây Nguyên

GD&TĐ - Trung tâm đào tạo chất lượng cao tại Đắk Lắk và Lâm Đồng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên.

Toàn cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: TT)
Toàn cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: TT)

Ngày 4/11, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ GD&ĐT tổ chức chương trình tọa đàm lấy ý kiến Dự thảo Đề án xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (Đề án).

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn dự và chủ trì buổi tọa đàm.

a3-tt.jpg
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn dự và chủ trì buổi tọa đàm. (Ảnh: TT)

Tham dự có đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc Bộ GD&ĐT; lãnh đạo UBND các tỉnh Tây Nguyên cùng lãnh đạo 2 trường đại học: Tây Nguyên và Đà Lạt.

Theo đó, Đề án nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ GD&ĐT được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2024.

a3-db.jpg
Đại biểu dự buổi tọa đàm. (Ảnh: TT)

Dự thảo đặt ra yêu cầu, Trung tâm đào tạo chất lượng cao ngoài nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng cơ hội tiếp cận học tập, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số nhằm ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên và các khu vực ảnh hưởng lân cận.

Đồng thời là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao, cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ, trung tâm đổi mới, sáng tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Có vai trò dẫn dắt, kết nối, hỗ trợ với các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng trong khu vực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu ở từng lĩnh vực, loại hình, trình độ đào tạo.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, mục tiêu tổng quát, phát triển Trường Đại học Tây Nguyên trở thành Đại học Vùng, là trung tâm đào tạo chất lượng cao hàng đầu khu vực Tây Nguyên, thuộc nhóm trường hàng đầu khu vực Đông Nam Á và có tên trong bảng xếp hạng các trường đại học đầu khu vực châu Á ở các lĩnh vực đào tạo về nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và Y Dược.

a1-tt.jpg
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: TT)

Cùng với đó, phát triển Trường Đại học Đà Lạt trở thành Đại học, là trung tâm đào tạo chất lượng cao hàng đầu khu vực Tây Nguyên, thuộc nhóm trường hàng đầu khu vực Đông Nam Á và có tên trong bảng xếp hạng các trường đại học đầu khu vực châu Á ở các lĩnh vực đào tạo về nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và du lịch.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đều khẳng định, từ sau ngày đất nước giải phóng 30/4/1975, 2 trường đại học Tây Nguyên và Đà Lạt đóng góp quan trọng vào đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, nhiều cán bộ chiến lược được bồi dưỡng giúp phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo định hướng đến 2030, Trường Đại học Tây Nguyên sẽ tăng quy mô đào tạo lên 150%. Trong đó tập trung người học các ngành trọng điểm: sức khoẻ, kinh tế, sư phạm, nông lâm nghiệp, công nghệ sinh học (chiếm hơn 50% tổng quy mô tuyển sinh). Tỷ lệ sinh viên người dân tộc thiểu số tăng 150%. Trường cũng mở rộng ngành đào tạo, đạt trên 60 ngành, trong đó tỷ lệ mở mới các ngành đào tạo trình độ sau đại học chiếm trên 50%.

Đối với Trường Đại học Đà Lạt, mở rộng quy mô đào tạo lên trên 60 ngành đào tạo. Trên 90% số chương trình đào tạo trình độ đại học. Trên 50% chương trình đào tạo trình độ sau đại học đủ điều kiện đạt kiểm định chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài, trong đó có ít nhất 12 chương trình đạt kiểm định theo bộ tiêu chuẩn nước ngoài.

Quy mô đào tạo toàn trường đạt trên 20 ngàn sinh viên. Tuyển sinh đạt trên 3.500 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh/1 năm hệ chính quy, tập trung, trong đó tỷ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số đạt trên 10%. Quy mô tuyển sinh các lĩnh vực trọng điểm về du lịch, nông nghiệp, công nghệ sinh học, sản xuất, chế biến, khoa học sự sống, sư phạm chiếm khoảng 25% tổng quy mô tuyển sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...