Gợi ý điều trị viêm mũi dị ứng theo các phương pháp dân gian

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cần thiết phải đi liền với việc phòng tránh các chất gây dị ứng có trong môi trường sống.

Gợi ý điều trị viêm mũi dị ứng theo các phương pháp dân gian

Viêm mũi dị ứng khi mới bắt đầu phát bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ở mũi, cổ họng, mắt, ống tai, sau đó là hắt hơi liên tục, thậm chí đến mấy chục cái, kèm theo là ngạt mũi và chảy dịch trong, đôi khi chảy ròng ròng...

Đây là một loại bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn, vì tùy theo cơ địa dị ứng của người bệnh và việc loại trừ các chất gây dị ứng khỏi môi trường sống là rất khó.

Gợi ý điều trị viêm mũi dị ứng theo các phương pháp dân gian - Ảnh 1

Việc điều trị viêm mũi dị cần đi liền với việc phòng tránh các tác nhân gây dự ứng. Ảnh minh họa.

Vì thế, việc điều trị viêm mũi dị ứng cần đảm bảo những biện pháp dưới đây:

Kiểm soát môi trường nhằm tránh tác nhân gây dị ứng

Để hạn chế tiếp xúc những tác nhân gây dị ứng, bạn cần đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

Gợi ý điều trị viêm mũi dị ứng theo các phương pháp dân gian - Ảnh 2

Một số bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm mũi dị ứng, nếu cơ thể còn có sức, không có tình trạng cơ thể suy yếu thì có thể dùng một trong các bài thuốc đơn giản theo Đông y.

Bột ké đầu ngựa

Đều trị viêm mũi dự ứng bằng bộ ké đầu ngựa, bạn lấy 500g quả này loại già nhưng chưa ngả màu vàng, phơi hoặc sấy thật khô, sao vàng cho xém các gai nhỏ rồi tán thành bộ mịn. Ngày uống 6 – 12g, chia làm 2 lần trước bữa ăn, uống với nước ấm (theo các tài liệu cổ thì uống ké đầu ngựa phải kiêng ăn thịt heo).

Sirô bèo cái

Lấy khoảng 250g bèo cái tươi (thu hái tốt nhất vào mùa hạ), rửa thật sạch, bỏ rễ và lá vàng úa, giã nát vắt lấy nước, lọc qua gạc. Nước bèo cái pha với sirô để uống trong ngày.

Theo một công trình nghiên cứu về khả năng chống dị ứng của bèo cái của Trường Đại học Dược Hà Nội (Kỷ yếu công trình dược. NXB Y học 1978), dùng bèo cái tươi với liều 200g/ ngày trong 1 – 2 tháng không thấy có tác dụng phụ nào xảy ra. Cần phân biệt bèo cái với bèo tây (lục bình, bèo Nhật Bản).

Nước mật gừng

Bạn hãy lấy khoảng 30g gừng tươi, 100 – 120g bèo cái tươi, đem rửa sạch, giã nát, hòa với nước lọc lấy 150 – 200ml nước cốt. Trộn đều với mật ong 20g, đun sôi. Chia làm 3 lần uống lúc đói, uống với nước ấm sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Nước muối sinh lý

Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng trong một số trường hợp bằng cách dùng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Từ niềm vui khi biết mình mang thai đến sự phấn khích khi cảm nhận được chuyển động của thai nhi, mẹ và con được kết nối bằng máu và trái tim. (Ảnh: ITN).

Lý do hầu hết trẻ em gần gũi mẹ hơn cha

GD&TĐ - Dù là thời thơ ấu hay khi trưởng thành, hầu hết trẻ em đều có mối liên kết sâu sắc hơn với mẹ mình và phụ thuộc vào mẹ nhiều hơn về mặt tâm lý.