Cụ thể như sau:
Khởi động/tình huống xuất phát: nhằm tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
Hình thành kiến thức mới: giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu, thí nghiệm, thực hành, hoạt động trải nghiệm…
Luyện tập: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội, ghi nhận được.
Vận dụng: giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
Tìm tòi, mở rộng/sáng tạo: khuyến khích học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức ngoài bài học, lớp học, mô tả sản phẩm học sinh cần hoàn thành.
Hệ thống câu hỏi, bài tập phải đảm bảo các cấp độ nhận thức, nhằm phát triển năng lực của các nhóm đối tượng học sinh và phù hợp với đặc trưng từng môn học, bài học.
Coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giao nhiệm vụ/dự án để cá nhân/nhóm học sinh tự học, hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ được giao; sắp xếp thời gian, tổ chức cho học sinh được thuyết trình, báo cáo, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các bài tập, các tình huống nảy sinh từ thực tiễn, kết hợp hài hòa giữa học tập tại lớp, tại trường và ở ngoài lớp học.
Sở GD&ĐT cũng lưu ý, khi thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề cần linh hoạt lựa chọn nội dung dạy trên lớp và hướng dẫn giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu, báo cáo kết quả; giới thiệu khái quát và tổng kết, đánh giá kết quả học tập theo chủ đề, tránh tình trạng cộng cơ học các đơn vị bài học có cùng nội dung thành chủ đề