Giúp trẻ khám phá khoa học từ các hoạt động trò chơi

GD&TĐ - “Trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học, để đạt được mục đích này việc sử dụng trò chơi là biện pháp hỗ trợ hữu hiệu nhất giúp trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học một cách sinh động, thoả mái và đem lại hiệu quả cao”.

Khơi nguồn cảm hứng khám phá khoa học cho trẻ từ các hoạt động trò chơi
Khơi nguồn cảm hứng khám phá khoa học cho trẻ từ các hoạt động trò chơi

Đó là chia sẻ của cô Ngô Ái Phượng - Giáo viên Trường mầm non 10/3 Thành phố Buôn Ma Thuột (Đăc Lăk).

Cô Phượng là một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và vinh dự được tham dự Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức hồi tháng 5.

Dùng trò chơi để trẻ khám phá khoa học

Trò chơi được sử dụng rất nhiều trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học để củng cố, bổ sung và mở rộng những hiểu biết của trẻ về các sự vật và hiện tượng xung quanh. 

Theo cô Phượng, sử dụng các trò chơi là một trong những hoạt động tốt nhất để cho trẻ tự tìm kiếm, phát hiện, khám phá những điều mới lạ của các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.

Việc lựa chọn và sử dụng các trò chơi phải phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục đặt ra trong mỗi bài học, mỗi hoạt động; hoặc đến giai đoạn thực hiện chủ đề phải phù hợp với tình hình lớp của mình và phải đảm bảo tính phát triển.

Dựa vào đặc điểm cá nhân của trẻ trong lớp mà lựa chọn trò chơi, phân nhóm cho cháu sao cho hợp lý. Đối với hững trẻ chậm và yếu hơn các bạn trong lớp thì cô giáo cần phân nhóm chơi và nội dung chơi sao cho phù hợp. Sau khi trẻ đã biết rồi cô nâng dần độ khó để tạo sự tự tin cho trẻ.

Chẳng hạn như trong chủ để về trường lớp mẫu giáo, giáo viên cần lựa chọn nội dung chơi sao cho phù hợp và gần gũi với trẻ mà vẫn gây sự hứng thú cho các em.

Ví dụ: Cô chỉ cần chọn những đồ chơi trong lớp đã có sẵn và tổ chức cho trẻ chơi “cái túi kì lạ” từ những đồ chơi gần gũi với trẻ. Qua trò chơi, cô đã giúp trẻ tìm hiểu thêm về tính chất, công dụng, màu sắc. Nó đặc biệt phát triển được sự phán đoán, suy luận của trẻ.

Để tổ chức tốt trò chơi, cô giáo cần làm tốt công tác chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề, đồ chơi phải an toàn, phù hợp, bố trí thời gian chơi và không gian chơi hợp lý.

Ví dụ: Trong chủ đề Thế giới động vật, cô chuẩn bị trò chơi trong máy vi tính về các con vật sống trong rừng. Cô có thể tỏ chức cho trẻ chơi như sau: nhìn hình nói tên con vật, đoán xem con vật ở xa thì thế nào? Khi cô click thì con vật nhìn gần sẽ như thế nào? 

Hoặc khi cô click vào hình con vật nào, trẻ sẽ nói về thức ăn, cách vận động của chúng,...hoặc cô tổ chức cho trẻ xem thí nghiệm về nước bốc hơi thông qua chơi. Cô có thể tổ chức cho trẻ lao động xới đất, gieo hạt, tưới nước vừa thí nghiệm vừa thực hành vừa chơi lại đạt hiệu quả cao.

Hay như trong chủ đề thế giới thực vật tìm hiểu về một số loại hạt cô tổ chức cho trẻ chơi hạt nào cây nấy, cho nhóm trẻ lên tìm và gắn cho đúng hạt của cây, hoặc cho trẻ vừa chơi vừa so sánh giữa hạt lúa và hạt gạo, trẻ tự tìm kiếm và phát hiện, thông qua hoạt động này cũng giúp bản thân trẻ kiến thức khắc sâu hơn...

Ngoài ra cô cũng cần tạo ra các tình huống mang tính hướng dẫn để kích thích trẻ chơi một cách hứng thú, tích cực, tự do, tự nguyện, không gò bó, áp đặt. Có như vậy trẻ mới chơi hết mình và phát huy được hết tác dụng của trò chơi.

Nhiệm vụ của giáo viên

 Cô Ngô Ái Phượng

Nhiệm vụ cơ bản của giáo viên trong hoạt động này là khuyến khích trẻ sáng tạo khi sử dụng đồ chơi, biết chơi thành thạo, sử dụng đồ chơi phù hợp với trò chơi, đặc biệt cô luôn quan sát, theo dõi trẻ chơi để ghi nhận, động viên trẻ, giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn, đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Nhưng khi tổ chức một trò chơi cô không nên quá đà vì như vậy dễ làm cho trẻ mau nản, vì không hứng thú với trò chơi nữa...

Ngoài các biện pháp đã nêu trên cô giáo cần tiến hành biện pháp kết hợp, nhằm cho trẻ nắm chắc kiến thức để sử dụng đúng dụng cụ trực quan, dùng lời nói phù hợp khi đàm thoại với cô hoặc bạn, hoặc cô cần kết hợp những bài thơ, câu đố... thông qua trò chơi giúp trẻ tự khám phá đối tượng...

Việc kết hợp giữa các biện pháp làm cho giờ lượng hoạt động khám phá khoa học của trẻ được tốt hơn, cung cấp sự khám phá mở đạt hiệu quả cao hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.