Dưới đây là thao tác lập luận trong văn nghị luận:
Thao tác | Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng | Cách làm |
Giải thích | Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình | - Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ |
Phân tích | - Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ. - Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. - Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng, chia tách một cách hợp lí. Sau phân tích chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc | - Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết - Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa - Các cách phân tích thông dụng + Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét + Phân loại đối tượng + Liên hệ, đối chiếu + Cắt nghĩa bình giá + Nêu định nghĩa |
Chứng minh | Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề | - Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau. |
Bình luận | - Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng … đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng. - Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng | BL luôn có hai phần: - Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận. - Đánh giá vấn đề (lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí). |
So sánh | - Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật - Có so sánh tương đồng và so sánh tương phản. | - Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc - Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng. - Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng. - Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng. |
Bác bỏ | - Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình. * Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả. | - Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách. a. Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ - Dùng thực tế - Dùng phép suy luận b. Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng. c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của đối phương. |
Kĩ năng dựng đoạn
Để dựng được đoạn văn, học sinh cần huy động và nắm vững các kiến thức như:
Phương thức biểu đạt, vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.(miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận…). Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ; sự kết hợp các thao tác lập luận. Bố cục đoạn văn nghị luận (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn).
Về diễn đạt trong văn nghị luận, học sinh cần lưu ý cách dùng từ ngữ. Cụ thể:
Lựa chọn từ ngữ chính xác phù hợp với vấn đề nghị luận, tránh dùng từ lạc phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. Kết hợp sử dụng các phép tu từ và một số từ ngữ mang tính biểu cảm.
Cũng cần lưu ý cách kết hợp các kiểu câu, bao gồm: Kết hợp một số kiểu câu để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc; Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu nhấn mạnh cảm xúc.