Giúp giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp

GD&TĐ - Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tiếp cận chuẩn trong khu vực và quốc tế là hướng đi phù hợp xu thế, hướng tới đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Giúp giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp

Giáo viên không chỉ là người dạy học trên lớp...

Theo thạc sỹ Lê Đình Bình - Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh: Người giáo viên hiện nay không chỉ là người dạy học trên lớp, và làm nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền thụ kiến thức, mà người giáo viên phải trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của người học.

Từ những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị những kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm, khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới.

“Theo đó, việc đào tạo giáo viên cần dựa trên phát triển năng lực nghề nghiệp và nhấn mạnh đến những kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm mà người giáo viên cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, để có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất trong môi trường công tác thực tế, nâng cao chất lượng dạy và học” - thạc sỹ Lê Đình Bình trao đổi.

Đồng thời ông cho rằng, xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên, là chuyển mục tiêu và nội dung đào tạo từ chủ yếu cung cấp tri thức sang đào tạo năng lực, chuyển phương thức tổ chức đào tạo theo định hướng tức là hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm, phẩm chất, nhân cách nghề của người giáo viên theo nguyên lý hoạt động, thông qua việc nghiên cứu và giải quyết các tình huống sư phạm, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chu trình: đào tạo - bồi dưỡng thường xuyên.

Nêu quan điểm về bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, tiến sỹ Nguyễn Đức Cương - Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) - trao đổi: Cần bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng nền tảng để nâng cao năng lực nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp, đặc biệt bổ khuyết những năng lực mà giáo viên đang còn yếu, còn thiếu do chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng kịp thời.

Bồi dưỡng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tùy theo từng ngành cần cập nhật bồi dưỡng kiến thức mới; bồi dưỡng thực hành các phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học mới; ứng dụng khoa học - công nghệ vào dạy học…

“Các chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được phát triển theo hướng đa dạng hóa, có bảo bản in, bản điện tử, video clip, đĩa CD, cẩm nang hỏi đáp… trong đó chú trọng việc “số hóa”, đưa lên mạng Internet tất cả các thông tin để tạo điều kiện cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có thể tự học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Hình thức bồi dưỡng, đa dạng hóa học tập bồi dưỡng. Bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng theo cụm, bồi dưỡng tại trường, bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng từ xa… Linh hoạt trong cách tổ chức, tùy vào điều kiện cụ thể” - tiến sỹ Cương chia sẻ.

Mặt khác, tiến sỹ Cương cho rằng, cần bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Theo đó, bồi dưỡng thực hành các phương pháp mới phát huy được năng lực học sinh. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích hợp, phân hóa, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập với nhiều hình thức đa dạng, hạn chế việc cung cấp lý thuyết, coi trọng thực hành. Bồi dưỡng phương pháp tiếp cận thông tin, khai thác thông tin, xử lý thông tin, ứng dụng thông tin vào thực tế giảng dạy.

Đột phá trong phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên

Làm thế nào để tạo đột phá trong phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên hiện nay, đó là trăn trở của GS.TSKH Nguyễn Mạnh Hùng và PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - Học viện Quản lý Giáo dục.

Hai nhà khoa học cho rằng, với giáo dục truyền thống, giáo viên được đào tạo một lần có thể yên tâm làm việc đến tuổi nghỉ hưu, tuổi tác cùng với kinh nghiệm của họ luôn được đề cao và thông thường, giáo viên trẻ được truyền lại kinh nghiệm từ những người đi trước để trưởng thành nghề nghiệp.

Điều đó dẫn đến các phản ứng của giáo viên mỗi khi có sự thay đổi mà kinh nghiệm không giúp ích nhiều cho họ khi thực hiện nhiệm vụ mới, với các cách thức khác biệt mà trước đây họ chưa từng trải nghiệm.

“Chẳng hạn với chương trình giáo dục phổ thông mới, việc thiết kế bài giảng phù hợp với năng lực học tập của học sinh, dạy học tích hợp các lĩnh vực trong một môn học hoặc phát triển chương trình giáo dục nhà trường, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thiết kế chuyên đề học tập phù hợp với nhà trường, địa phương… có thể là một cú sốc với nhiều giáo viên đã thuộc lòng các bài giảng từ vài chục năm trước” - GS.TSKH Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi, đồng thời dẫn giải:

Từ năm 1987, Hội thảo Camegie: Thầy giáo cho thế kỷ 21, coi nghề thầy giáo như là một nghề cho sự giải thoát và phát triển quốc gia. Hội đồng quốc gia về các tiêu chuẩn giảng dạy chuyên nghiệp, Hoa Kỳ đã phát hành một bản yêu cầu mang tính định hướng nguyên tắc nghề nghiệp với 5 vấn đề cốt lõi của giáo viên như sau: Giáo viên cần phải tận tâm đối với học sinh và việc học tập của họ; Giáo viên phải nắm vững các môn học và biết dạy các môn học như thế nào; Giáo viên có nghĩa vụ đối với việc giảng dạy, quản lý và kiểm tra việc học của học sinh; Giáo viên suy nghĩ một cách có hệ thống về khả năng học và thực hành nghề nghiệp của họ; Giáo viên là thành viên của cộng đồng học tập.

“Giáo dục phát triển năng lực người học đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn người học cách học, đưa học sinh vào thế giới hiện thực thông qua các hoạt động học tập. Giáo viên giới thiệu ý nghĩa của kiến thức trong cuộc sống hiện thực và ý nghĩa của việc học tập”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.