Giun đũa có khả năng truyền ký ức cho đồng loại

GD&TĐ - Chia sẻ thông tin là điều quan trọng để các loài sinh tồn.

Vi khuẩn P. aeruginosa có thể khiến giun C. elegans bị bệnh nặng.
Vi khuẩn P. aeruginosa có thể khiến giun C. elegans bị bệnh nặng.

Song, nhiều câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để các dạng sống đơn giản như giun truyền bá thông tin? Nghiên cứu mới của Trường Đại học Princeton (Mỹ) đã phát hiện, giun đũa có thể truyền “ký ức” cho “hàng xóm” và con cháu.

C. elegans là một loài giun đũa phổ biến trong các thí nghiệm. C. elegans ăn vi khuẩn, nhưng không phải tất cả. Bởi, vi khuẩn P. aeruginosa có thể khiến loài giun này bị bệnh nặng.

Trước đó, nhóm nghiên cứu tại Đại học Princeton đã phát hiện, C. elegans có một “lối tắt”. Những con giun từng ăn P. aeruginosa sẽ truyền lại hành vi né tránh cho 4 thế hệ sau. Khi kiểm tra kỹ hơn, nhóm nghiên cứu phát hiện, những con giun từng ăn vi khuẩn đã hấp thụ một RNA nhỏ gọi là P11.

RNA này sẽ kích hoạt tín hiệu trong các tế bào sinh sản dòng mầm của chúng. Giun con trong tương lai sẽ có cùng tín hiệu này được truyền đến một tế bào thần kinh cụ thể chỉ đạo hành vi.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện, C. elegans có thể chuyển những “ký ức” di truyền không chỉ cho thế hệ sau, mà còn cả đồng loại. Nhờ đó, lan truyền hành vi né tránh vi khuẩn có hại trong cộng đồng.

Các nhà nghiên cứu đã điều tra chính xác tín hiệu được tạo thành từ đâu. Họ phát hiện, đó dường như là một yếu tố di truyền giống virus. Yếu tố này được gọi là retrotransposon - thứ giun đã hấp thụ từ môi trường ở một số giai đoạn.

Coleen Murphy, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Những gì chúng tôi phát hiện ra là một retrotransposon có tên Cer1. Yếu tố này hình thành nên các hạt tương tự virus, mang trí nhớ không chỉ giữa các mô (từ mầm sâu đến tế bào thần kinh) mà còn các cá thể.

Cer1 có thể mang lại lợi thế cho giun trong trận chiến với mầm bệnh. Song, việc Cer1 có trong bộ gen có thể gây hại cho giun trong điều kiện không gây bệnh”.

Để xác nhận mối nghi ngờ, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách vô hiệu hóa Cer1 trong bộ gen. Kết quả cho thấy, khả năng cao là giun được truyền lại thông tin cũng cần có Cer1 trong bộ gen.

Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên số lượng lớn bằng chứng cho thấy, các loài động vật có thể học những ký ức di truyền từ nhau. Cách đây vài năm, các nhà khoa học đã chuyển giao thành công thông tin ghi nhớ trong ký ức của một con ốc sên biển sang một con sên khác cùng loài có tên khoa học là Aplysia californica. Họ thực hiện phương pháp này bằng cách chuyển RNA từ con này sang con khác.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào vận hành khai thác góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Ảnh minh họa: INT

Mở đường cho đột phá phát triển kinh tế

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ quy định cản trở, xây dựng thể chế phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, “điểm nghẽn” là mở đường cho phát triển kinh tế.